4/9/18

Tuyển kiểm sát viên ở Long an: Chính quy rớt thảm, tại chức đậu sạch!

Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An vừa đặc cách xét tuyển 4 nhân viên bảo vệ, tạp vụ vào biên chế ngành kiểm sát. Trong số này, có một người từng ở ngành công an, nhưng vì “chơi ma túy” nên phải ra khỏi ngành…
Chính quy rớt thảm, tại chức đậu sạch!
Theo hồ sơ, năm 2017, Viện KSND tỉnh Long An được Viện KSND Tối cao cho phép tuyển dụng thêm 25 biên chế còn thiếu. Có 75 người đến mua hồ sơ và đăng ký dự tuyển. Trong này, có 71 cử nhân luật chính quy nộp hồ sơ xin thi tuyển.
Có 4 hồ sơ xin xét tuyển (cử nhân luật hệ không chính quy) gồm Huỳnh Tuấn C., Nguyễn Thị Hà L., Lý Kiều P. và Nguyễn Thành Hiếu T. Những người này đang là lao động hợp đồng tại đơn vị theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
Danh sách này được Viện KSND Tối cao phê duyệt, cho tổ chức thi tuyển tại Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM đối với 71 hồ sơ của các Cử nhân luật hệ chính quy.
Điều lạ là, sẽ tổ chức xét tuyển tại Viện KSND tỉnh Long An 4 hồ sơ của các cử nhân luật hệ không chính quy.
Danh sách các ứng viên
Trong khi các cử nhân chính quy “rớt gần hết” thì 4 ứng viên không chính quy “đậu 100%”
Theo quy định trong việc tuyển dụng công chức của ngành KSND, người được tuyển dụng phải có trình độ đại học chính quy. Trong đó, điều kiện được xét tuyển (không phải thi): Các đối đượng được xét tuyển phải là Anh hùng LLVT, Anh hùng lao lao động; thương binh; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh; người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.
Nhưng ở đây, 4 nhân viên này chỉ tốt nghiệp Luật tại chức (liên kết với Đại học Vinh, Đại học Trà Vinh để đào tạo tại Long An) và không ai thỏa các điều kiện xét tuyển. Thậm chí, nhân viên bảo vệ Lê Thành Hiếu T. trước đây vào ngành công an (nghĩa vụ) nhưng nghiện ma túy nên ra khỏi ngành đi làm bảo vệ và học tại chức.
Cha truyền con nối?
Theo tìm hiểu của phóng viên Làng Mới, cả 4 cán bộ được tuyển đều có gia thế “khủng”.
Như chị Nguyễn Thị Hà L., vào làm việc tại Viện KSND tỉnh với hợp đồng ngắn hạn theo Nghị định 68, làm nhân viên Văn thư và mới được chuyển qua làm công tác tổng hợp rồi được xét tuyển. Hà L là “người nhà” của bà Nguyễn Thị Thủy Khiêm, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao.
Hay Lý Kiều P. là cháu nội của ông Lý Văn Bé -nguyên Viện trưởng Viện KSND tỉnh Long An.
Còn Huỳnh Tuấn C., nhân viên bảo vệ cho Viện KSND huyện Châu Thành là con của ông Huỳnh Văn Hồng, Phó Viện trưởng Viện KSND tỉnh. Còn Nguyễn Thành Hiếu T., nhân viên bảo vệ cho Viện KSND thị xã Kiến Tường là con của ông Nguyễn Thành Chiến, Phó Viện trưởng VKSND thành phố Tân An, cũng là cháu của bà Trần Thị Nhanh, nguyên Viện trưởng Viện KSND tỉnh Long An.
Hiếu T. là một trong những “con nghiện” bị Công an tỉnh Long An loại ngũ vào năm 2012, trước khi được đưa về một số đơn vị, địa phương công tác.
Thanh Trúc – Nguyên Đăng

30/8/18

Câu chuyện ứng viên chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An

Câu chuyện ứng viên chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đang khiến dư luận, báo chí xôn xao trong thời gian qua.
Theo thông tin báo chí đăng tải, thường vụ tỉnh ủy Nghệ An đã họp thống nhất giới thiệu ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh vào chức danh Chủ tịch UBND tỉnh thay thế ông Nguyễn Xuân Đường sắp nghỉ hưu.
Qua tìm hiểu, ông Thái Thanh Quý sinh ngày 19/04/1976 trưởng thành từ công tác Đoàn và phong trào thanh niên, đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đoàn Khối các cơ quan tỉnh giai đoạn 09/2003-09/2006.
Tháng 10 năm 2010, ông Thái Thanh Quý trên cương vị Bí thư tỉnh đoàn Nghệ An được bầu vào Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Nghệ An khóa XVII (Nhiệm kỳ 2010 - 2015). Chỉ hai năm sau, ngày 03/8/2012, ông Quý được điều động đến công tác tại Huyện Nam Đàn, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí Thư Huyện ủy Nam Đàn, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Đến tháng10/2016, ông Thái Thanh Quý được điều động giữ chức Chánh Văn phòng Tỉnh ủy nhưng chỉ đảm nhiệm chức danh này một năm.
Ngày 9/9/2017, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ điều động, phân công đồng chí Thái Thanh Quý - Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ đến nhận công tác tại Ban Dân vận Tỉnh uỷ và giữ chức Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ.
nghe an thai thanh quy
Ông Thái Thanh Quý. Ảnh Internet

Trước đó, vào tháng 1 năm 2016, tại Đại hội XII của Đảng, ông Thái Thanh Quý được bầu vào 1 trong số 20 ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng. So với những ủy viên dự khuyết Trung ương được tạo nguồn và phát triển hiện nay, ông Thái Thanh Quý được đánh giá là phát triển vượt bậc khi được lựa chọn vào vị trí Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong khi đó, một ủy viên dự khuyết Trung ương cùng thời điểm với ông Quý là ông Nguyễn Văn Thắng, sinh năm 1973, là Tiến sỹ Kinh tế - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam(Vietinbank) nhưng vừa qua ngày 13/7/2018, ông Thắng được Bộ Chính trị luân chuyển về tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh (nhiệm kỳ 2015 - 2020) và được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XII, cũng chưa được bổ nhiệm ngay vị trí Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều này thể hiện việc Trung ương đã thực hiện đúng kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương 7 khoá XII "có kế hoạch, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách đối với các Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng", Ban chấp hành Trung ương đã điều động và bố trí một số đồng chí Uỷ viên dự khuyết Trung ương đảng vào các vị trí phù hợp để có điều kiện rèn luyện và thử thách để khẳng định mình.
Và câu chuyện đề nghị bổ nhiệm thẳng từ chức danh Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy lên Chủ tịch UBND tỉnh khiến dư luận xôn xao bởi lẽ, ông Thái Thanh Quý mới kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện (Bí thư huyện ủy Nam Đàn) nhưng chưa kinh qua chức danh Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp tỉnh, chưa kinh qua điều hành và quản lý kinh tế như thường lệ?
Thực tế Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số đứng thứ 4 toàn quốc, tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn thu không đủ bù chi. Năm 2017 thu 12.030 tỷ đồng, chi 22.755 tỷ đồng. Hàng năm, tỉnh Nghệ An đang cần trợ cấp của Trung ương khoảng 10 ngàn tỷ đồng.
Vì thế, tỉnh Nghệ An hiện rất cần những lãnh đạo có tư duy đổi mới và giàu kinh nghiệm quản lý kinh tế để lãnh đạo, quản lý và điều hành giúp tỉnh phát triển.
Về tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh, ngày 4-8-2017, Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo đó, tiêu chuẩn Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải bảo đảm đầy đủ khung tiêu chuẩn chung hoặc tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ, kiến thức toàn diện về pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; am hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của địa phương và đất nước. Chủ tịch UBND tỉnh cần có năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy, hội đồng nhân dân thành chương trình, kế hoạch của ủy ban nhân dân và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.
 Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh phải có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn thuộc quyền và ủy ban nhân dân cấp dưới; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến quản lý nhà nước ở địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh phải có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các thể chế, cơ chế, chính sách phát triển địa phương.
 Cuối cùng, người làm Chủ tịch UBND tỉnh phải đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và kinh qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một trong các chức danh phó chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.

Ơ cái bọn nhà báo vô duyên này!!!hehe


Khu đô thị Phú Lộc 4 được biết đến là một  khu đô thị kiểu mẫu gồm  các hạng mục: Hồ điều hòa, chợ, siêu thị, khách sạn 5 sao, nhà hàng, khu biệt thự, nhà hàng sang trọng  trọng. Thiết  kế của khu đô thị vừa hướng tới sự sang trọng hiện đại, tiện ích  với vị trí tại Trung tâm TP. Lạng Sơn, một mặt tiếp giáp với đường phố Lý Thường Kiệt rộng 37m với 2 làn xe lưu thông. Hiện giá chào bán trên thị trường vào khoảng 1 triệu USD/ 01 biệt thự rộng trên 400 m2. 
 Một góc khu đô thị Phú Lộc 4, TP Lạng Sơn
 Do có mức giá cao ngất ngưởng nên người dân Lạng Sơn ít người dám mua. Những người chuyển đến ở khu phố này hầu hết là những đại gia có tiếng ở Lạng Sơn hoặc những quan chức cấp cao, hoặc nguyên lãnh đạo hàng đầu của Thành phố này. 
 Căn biệt thự của gia đình ông Hồ Tiến Thiệu tại Khu đô thị Phú Lộc 4
Cùng ngắm biệt thự xa hoa của gia đình ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn tại khu đô thị Phú Lộc 4. Căn biệt thự có diện tích đất gần 500 m2, với thiết kế và kiến trúc được đánh giá là đẹp và xa hoa nhất khu phố này. 
 Dù mới xây dựng, nhưng xung quanh ngôi biệt thự có nhiều cây cổ thụ được trồng
Nguồn tin từ gia đình ông Hồ Tiến Thiệu cho biết: Khu đất biệt thự trên do người thân trong gia đình ông Thiệu mua từ năm 2004 sau đó để lại cho gia đình ông Thiệu. Giấy phép xây dựng căn biệt thự trên do vợ ông Thiệu đứng tên.
Phóng viên có trao đổi với ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về căn biệt thự triệu USD gia đình ông Thiệu đang ở, ông Thiệu cho biết: Căn biệt thự được gia đình ông thiệu xây và hoàn thiện cuối năm 2017, đầu năm 2018 thì gia đình chuyển đến sinh sống. Phần đất của căn biệt thự trên là gia đình ông Thiệu nhận chuyển nhượng lại của người chị gái đang ở bên Đức với giá tiền là 3 tỷ đồng, tuy nhiên số tiền này gia đình ông được bà chị gái cho nợ lại, vẫn viết giấy nợ. Việc xây dựng ngôi nhà thì do vợ, anh chị em và bố mẹ ông Thiệu đứng ra vay mượn để làm nên ông Thiệu không nắm được chi phí.
Khi được hỏi về việc căn biệt thự có giá trị theo giá thị trường  vào thời điểm bây giờ lên tới hàng triệu USD đã được kê khai tài sản theo quy định hay chưa thì ông Thiệu thừa nhận: Căn nhà trên tôi chưa kê khai tài sản bởi đợt kê khai tài sản năm 2017 thì gia đình tôi chưa có căn nhà trên, đầu năm 2018  gia đình tôi mới chuyển tới ở nên chưa kê khai, vì đợt kê khai tài sản năm 2018 thì chưa tới. 
 Căn biệt thự được thiết kế xa hoa, cây cối xanh mướt
Ngoài biệt thự của gia đình ông Hồ Tiến Thiệu thì tại khu đô thị xa hoa trên còn có căn biệt thự rộng gần 1000 m2 của gia đình ông Nguyễn Văn Bình, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Lạng Sơn.
Trao đổi với một quan chức đương nhiệm của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc, hiện nay dư luận bàn tán và đề cập tới thông tin, Khu đô thị Phú Lộc 4 được mệnh danh là khu đô thị quan chức, khu phố người giàu, lãnh đạo này thừa nhận: Ở khu đô thị Phú Lộc 4 hiện có nhiều căn biệt thự của nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, lãnh đạo công an Lạng Sơn... Tuy nhiên, giá trị thực chất của những căn biệt thự này bao nhiêu thì cũng khó có căn cứ xác định. Bởi trước đó, nhiều thông tin đồn đoán về việc một đại gia Lạng Sơn gom thu đất để xây dựng tổ hợp nhà hàng, khách sạn nên đã đẩy giá đất ở nơi đây lên cao ngất ngưởng. 
 Tường bao lộng lẫy
Người được nhắc đến với việc mua thu gom đất xây tổ hợp nhà hàng khách sạn, đẩy giá đất lên cao ở Khu đô thị Phú Lộc 4, chính là Triệu Ký Vòong. Đại gia này sở hữu tới trên 3.000 m2 đất giáo đường Lý Thường Kiệt. Lô đất đẹp nhất khu đô thị, đã được xây dựng thành tổ hợp khách sạn lớn nhất nơi đây với 03 toà tháp 10-14-17 tầng. Người dân ở đây kể lại, đại gia Triệu Ký Vòong mua gom đất xây dựng khách sạn mặt đường Lý Thường Kiệt khi giá đất nơi đây có giá thị trường khoảng 80 triệu đồng/m2, nhưng ông Vòong sẵn sàng trả cao gấp đôi, thậm chí gấp 3 giá thị trường. 
 Tổ hợp nhà hàng khách sạn của trùm ma túy Triệu Ký Vòong tại TP. Lạng Sơn
Triệu Ký Vòong được biết đến là chủ nhà hàng thành đạt nhưng kín tiếng. Tháng 5/2018, Triệu Ký Vòong bị bắt vì tội buôn bán ma tuý. Kể từ đó, dân cư nơi đây đặt dấu hỏi về nguồn tiền thực chất kiếm được của Triệu Ký Vòong từ đâu?

Mõ lo lắm, anh Quyết ạ!


Từ facebook nhà báo Nguyễn Hùng:
Mõ lo lắm, anh Quyết ạ!
Mõ xin anh đừng phá nát đất Bắc Giang!
Anh Quyết là người giỏi!
Vâng! Phải khẳng định "tuy còi nhưng anh Quyết thật sự giỏi!"
Giữa thủ đô, anh hiên ngang nợ đọng thuế!
Ngang xứ Thanh, anh mạnh dạn xóa rừng phòng hộ, vi phạm nối tiếp vi phạm anh vẫn ghi dấu với "Siêu phẩm" FLC Sầm Sơn & bát ngát khu công nghiệp Hoàng Long hoang sơ!
Tạt qua Quảng Trị, vào đất võ Bình Định chỗ nào cũng nổi tiếng với nhiều tai tiếng...
Vào Nam, ra Bắc, anh cứ vui với Bamboo Airways của anh đi, anh ngó nghiêng đất Bắc Giang làm éo gì???
Dửng mỡ àh?
Trong buổi gặp gỡ báo chí, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Linh chia sẻ, anh Quyết FLC đang xem xét đầu tư Siêu dự án Khu liên hợp khách sạn sân Golf Khuôn Thần. Tỉnh dự kiến sẽ giao gần 600 ha rừng thông 40 năm tuổi cho FLC!
Cái tài của anh ấy không phải là việc nhìn ra cơ hội đầu tư ở Bắc Giang. Mà cái tài của anh là xóa đi những nỗi lo trong lòng lãnh đạo cho dù, anh vẫn nợ thuế, nợ nhà thầu, phá rừng phòng hộ, hứa láo, hứa lèo...
Xin dẫn tiếp lời Chủ tịch Linh, anh em báo chí đừng lo mất rừng, đừng lo này lo nọ, chính tôi cũng từng lo như thế! Trong một lần xúc tiến đầu tư, tôi đã bày tỏ nỗi lo ấy và đã bị Bác Huệ (người ngồi cùng anh Quyết trong ảnh minh họa) mắng cho một trận. Bác Huệ bảo người ta mang tiền về thì giao đi, lo người ta là thế nào để làm gì???
Ơ hay chửa? Nhận được tí xiền đầu tư thìa cũng bỏ ra ngần ấy rừng, còn phải là một con đường (bằng ngân sách nhà nước) để anh ấy đi vào Dự án của anh ấy mà không để ý đến việc anh ấy làm gì thìa để ý cái méo gì nhỉ???
Đấy, anh ấy tài chưa?
Mõ ạh anh lần nữa!

24/8/18

Về bức bích họa 3 triệu năm!


Từ hàng triệu năm về trước, tại một thiên hà xa xôi, nợi tận cùng của vũ trụ sâu thẳm... Có một nền văn minh rực rỡ ,một quốc gia hùng mạnh được xây dựng bởi một tộc người bé loắt choắt, răng vàng mồm vẩu, chân vòng kiềng nhưng anh dũng bất khuất kiên trung
.... Thuở ngàn xưa khi nơi đây chỉ là sỏi đá .‎Từ hoang sơ họ khao khát sống vươn lên. ‎Rồi từ tối tăm họ đi tìm một ngọn lửa sáng‎,‎ ‎Ngọn lửa sáng ước vọng, bàn tay với xa hơn mặt trời‎ . ..‎
‎Trong suốt chiều dài lịch sử chinh phục thiên nhiên, xây đắp nền văn minh, đã có những câu chuyện cảm động, ly kỳ được họ khắc lên vách đá để gởi đến những thế hệ tương lai....
Bức bích hoạ này có niên đại 3 triệu năm, được khắc trên vách đá ở một hang động trong quần thể hang động Sơn Đoòng. Bức tranh cho biết công thức tạo ra các nhà Đạo Đức Mạng và làn sóng Đạo Đức Mạng lên ngôi trong kỷ nguyên internet man rợ& u tối của tộc mồm vẩu
Tái khẩu : VTV tài ghê, lắc đầu một phát ứ mua bản quyền asiad, Đại Zùn lòi ra hàng chục ngàn container nhà Đ.Đ.M . Và dù cho Đại Zùn lạm phát nhà Đ. Đ. M thì đường phố vẫn bầy hầy, Zùn đái bậy khạc nhổ vẫn nhan nhản, cống thoát nước vẫn ngẹt cứng rác, thế mới tài.
Hóng anh em Đ.Đ.M chưởi chết mẹ thằng Du Tu Be :v

Về Út Trọc - căn cốt thấp kém!

Ông "Út Trọc" Đinh Ngọc Hệ, từ một anh nông dân trí tuệ như gà mổ thóc lẻn vào đến quân đội làm đến thượng tá. Ghế trên ngồi tót sổ sàng. Mua bằng giả để khai hồ sơ đảng viên, nâng lương, bổ nhiệm, phong quân hàm.
Một ông thượng tá (nếu không có biến chắc sớm muộn sẽ đeo bông lúa) ra trước toà đờ đẫn, ngu ngơ, không một chút khí phách. Xin được khoan hồng vì nhận mình trình độ thấp và nhiều thành tích. Bấu víu vào những cái phao không còn gì là thể diện.
Tương tự một Trịnh Xuân Thanh khuynh đảo thế sự, khuấy nước chọc trời, hô phong hoán vũ. Đến khi ra toà không biết thế nào là tố tụng. Khóc như một đứa trẻ sắp ăn đòn, van lơn ông tổng bí thư tha thứ. Thảm hại !
Và cả anh thợ nhôm tên Vũ. Bằng mánh lới của mình, vươn lên đến chóp bu xã hội. Chễm chệ ở đỉnh cao quyền lực. Bây giờ trước vành móng ngựa, có lẽ cũng mềm nhũn ra, còn đâu oai phong lịch lãm giả tạo.
Đó là những ví dụ sinh động nhất cho những kẻ kém cỏi vươn lên trong xã hội. Những kẻ vô minh thì không biết mình đang ở đâu và đâu là giới hạn. Khi vớ được quyền lực trong tay, lại rất ưa "nghịch". Rất ưa quyền uy giả tạo. Thô bạo với kẻ thấp hơn mình. Vơ vén đến cùng tận lợi ích.
Kẻ ngu muội thì không bao giờ có dũng khí. Cứ quắc thước tôn minh cho nhiều, đến khi đứng trước sự thật trơ trọi, mới lòi cái căn cốt xuẩn ngốc, hèn mọn ra.
Nước mắt rúm ró bạc nhược hôm nay tỷ lệ thuận với sự tàn bạo tham lam của ngày hôm qua. Nên đến cả sự thương hại, cũng không ai cho nổi.
Họ, chỉ là số ít trong xã hội đầy rẫy những kẻ thấp kém như vậy đang ẩn mình đâu đó trong thượng tầng. Muốn có một xã hội công bình và phát triển, phải bằng mọi giá tước đoạt chiếc đũa quyền lực, trả họ về đúng với căn cốt của mình.
Và phải ngăn chặn những truyền nhân của họ. Nếu vẫn để những đứa trẻ tiếp nối con đường này như việc ở Hà Giang và Sơn La. Thì chuyện giả nhân lên ngồi xổm trên đầu thiên hạ, sẽ còn tiếp diễn!

Chuyện thằng Thái Lợn và Smartland đòi truy sát VTV 9

Nhà báo Đào Bình Nguyễn, Tổng biên tập Tạp chí Thương hiệu và Pháp luật nói về công ty đa cấp Thái Tuấn và công ty đa cấp bất động sản Smartland nhân dịp lãnh đạo và nhân viên VTV9 bị bọn đa cấp này doạ truy sát:
.
Công ty Smartland đã gửi công văn đến Ban Giám đốc VTV9 với nội dung đe dọa truy sát cả gia đình giám đốc
Công ty Smartland đã gửi công văn đến Ban Giám đốc VTV9 với nội dung đe dọa truy sát cả gia đình giám đốc

Đã làm thì không doạ/Đã doạ thì không dám làm!
1. Trong mắt tôi, bọn lưu manh hay mở mồm ra doạ dẫm chẳng có giá trị gì!
Hơn 20 năm làm báo, trải qua đủ mọi va chạm, tôi nhận ra: Nếu mình đủ mạnh thì tự tin, im lặng mà hành động, hành động một cách kiên định; còn đã ngại thì đừng làm, mà đã làm thì đừng ngại. Không cần nói nhiều hay to mồm đe doạ.
Từ thời còn làm bên NB&CL, tôi bị gắn mác là “Dũng sĩ diệt đa cấp” sau nhiều loạt bài về Cty đa cấp, trong đó có Cty Thái Tuấn.
Ngày ấy, có một thằng tự xưng là Chủ tịch Cty. Nó lồng lộn lên như lợn bị chọc tiết nhưng đầu óc thì đần độn như “Trí khôn của tao đây”. Nó gọi điện lu loa; giọng điệu bố đời, đầy chất lưu manh: “Đm mày không hạ ngay bài, một phút mốt, bố cho cả ngàn người đến bao vây toà soạn báo của mày.....”. Tôi bảo nó: “Anh nói xong đã hết 1 phút rồi anh à! Nói nhiều làm gì! A đến luôn đi”. Nó hùng hỗ lắm, như thể chuẩn bị dẫn nghìn quân ra trận... Nhưng sau đấy lại im hơi lặng tiếng.
2. Tôi thích tính cách của những người mang mác “xã hội đen”. Tên gọi là vậy nhưng nhiều anh chị sống quân tử, trượng nghĩa và rõ ràng. Tôi thân với 3 người anh có số má, tên tuổi lẫy lừng trong giới xã hội; họ dữ dằn ở đâu không biết, nhưng với tôi, các anh cực kỳ đàng hoàng, uy tín, quân tử và trượng nghĩa. Tôi may mắn được cả 3 anh thương quý như em ruột, yêu mến và sẵn sàng vì tôi mà hành động. Mỗi khi đọc tút tôi viết có dính dáng chút ít đến những thành phần bất hảo là các anh đều điện bảo tôi: “Việc đó em trai cứ để anh cho bọn trẻ con chúng nó xử lý nhanh gọn, không phải đôi co mất thời gian. Phải tiêu diệt hẳn một thằng để những thằng khác nhìn vào đó mà tiệt nọc, không dám hâm he nhờn thuốc, em trai rõ chưa?”. Vậy nhưng, bao năm qua, chưa bao giờ tôi phải lên tiếng hay nhờ các anh việc gì, dù là nhỏ nhất. Bởi bản thân tôi thừa khả năng tự xử lý và giải quyết được. Có những thành phần thấy người khác không nói gì thì làm tới mà chúng không hiểu rằng, im lặng, bỏ qua là đỉnh cao của sự khinh bỉ, xem thường.
Công ty Thái Tuấn ngày ấy những tưởng mai danh ẩn tích thì giờ lại tái xuất giang hồ với một công văn sặc mùi tinh tướng. Đúng là Chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, gặp công an rồi thì mặt vàng như nghệ! Loại này mà không làm tới, không cho chúng nhìn thấy Trời cao đất dầy thì chúng cứ mãi cưỡi cân đẩu vân, tưởng mình là Tề thiên Đại thánh!
Đọc công văn của Chủ tịch Thái Lợn và bất giác nhớ lại một thời đã qua...

Dinh Thự Vua Mèo và chuyện cấp sổ đỏ kiểu giời lạy!

Trước việc ông Vương Duy Bảo (cháu nội Vua Mèo Vương Chí Thành) có đơn đề nghị làm rõ quá trình và căn cứ cấp sổ đỏ mảnh đất gắn với tòa dinh thự hơn 100 tuổi của họ Vương người H’Mông ở Hà Giang, ngày 24/7 ông Hoàng Văn Nhu, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Giang, đã có công văn trả lời. 
Trong văn bản này, lãnh đạo Sở Tài nguyên dẫn Quyết định 937 năm 1993 của Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật khu nhà Vương;  Quyết định 3316 năm 2006 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quản lý di tích lịch sử, văn hóa đã được nhà nước xếp hạng...
Đặc biệt, Sở dẫn khoản 1 điều 98 Luật Đất đai 2003 quy định: “Đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND tỉnh, thành phố quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt”. Khoản 1 điều 54 Nghị định 181 về việc thi hành Luật Đất đai nêu: “Đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho tổ chức trực tiếp quản lý di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh”.
Với các viện dẫn trên, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Giang khẳng định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phòng Văn hóa Thông tin Đồng Văn từ năm 2012 là “hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật”.
Cấp sổ đỏ không có căn cứ pháp lý
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường, khẳng định nếu chỉ dựa vào các căn cứ trên thì việc Sở Tài nguyên Hà Giang cấp sổ đỏ dinh Vua Mèo cho Phòng Văn hóa Thông tin Đồng văn là sai quy định pháp luật.
Ông Võ phân tích, Quyết định 937 của Bộ Văn hóa chỉ công nhận dinh họ Vương là di tích kiến trúc, nghệ thuật quốc gia. “Luật Di sản văn hóa quy định nếu di sản đó của tư nhân thì phải công nhận quyền sở hữu của tư nhân. Nhà nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ, trợ giúp để bảo vệ di sản. Công nhận di sản không đồng nghĩa với quốc hữu hóa”, ông Võ nói. 
Cổng dinh vua Mèo tại Sà Phìn. Ảnh: Ngọc Thành. 
Cổng dinh Vua Mèo tại Sà Phìn. Ảnh: Ngọc Thành.
Theo GS Võ, công văn của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Giang viện dẫn chưa đầy đủ Nghị định 181, thiếu điều khoản quy định: “Đất có di tích lịch sử, văn hóa mà di tích lịch sử, văn hóa đó thuộc sở hữu của tư nhân thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho chủ sở hữu tư nhân” (Khoản 2 điều 54). 
“Các căn cứ được nêu trong văn bản đều không chứng tỏ nhà nước đã thực hiện chính sách đất đai và quốc hữu hóa, chuyển quyền sở hữu dinh thự, quyền sử dụng đất từ dòng họ Vương sang cho nhà nước”, ông Võ nói.
Về việc họ Vương nhận 500 triệu đồng của nhà nước để chuyển ra ngoài sinh sống, phục vụ trùng tu di tích năm 2002, ông Võ cho rằng khoản tiền này không đồng nghĩa với việc nhà nước bồi thường quốc hữu hóa đất. “Nếu coi đó là bồi thường thu hồi đất thì phải có quyết định và căn cứ pháp lý”, ông Võ nói.
Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu dinh thự đã hiến cho nhà nước, có giấy tờ còn lưu giữ thì nhà nước được quyền làm chủ phần đất và tài sản của người hiến, chứ không được sở hữu tất cả.
“Cấp giấy sổ đỏ dinh Vua Mèo sai cả Luật Di sản văn hóa và Luật Đất đai”, ông Võ khẳng định và cho rằng đủ cơ sở để Hà Giang xem xét thu hồi sổ đỏ đã cấp cho Phòng Văn hóa Thông tin Đồng Văn, trả lại quyền sử dụng đất và sở hữu dinh thự cho gia tộc họ Vương.
Sổ đỏ không có giá trị nếu cấp sai quy trình
Luật sư Vũ Tiến Vinh, Giám đốc Công ty Luật Bảo An, cho rằng dinh thự có nguồn gốc của Vua Mèo, là tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Theo quy định pháp luật, quyền định đoạt di sản thừa kế do những người thừa kế quyết định. "Do vậy, cần xem xét việc chuyển giao này có được thực hiện bởi những người thừa kế của Vua Mèo hay không?", ông Vinh nói 
Dinh vua Mèo được xây dựng 
Dinh Vua Mèo được xây dựng từ 1898 đến 1903 mới hoàn thành, kinh phí 15.000 đồng bạc hoa xòe. Ảnh: Ngọc Thành. 
Luật sư Vinh đặt câu hỏi, tại sao những người thừa kế như ông Vương Duy Bảo lại không biết đất cha ông được cấp sổ đỏ. “Nếu cấp sai quy trình thì về nguyên tắc sổ đỏ không có giá trị”, luật sư Vinh nhấn mạnh.
Trường hợp con cháu Vua Mèo khước từ quyền thừa kế hay đồng ý chuyển đổi sang tài sản khác (như nhận tiền) thì phải được sự đồng thuận của tất cả người có quyền hưởng thừa kế dinh thự. Việc đồng thuận phải được thể hiện bằng văn bản.
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng nếu năm 2002 gia tộc họ Vương chuyển ra ngoài sinh sống để trùng tu dinh thự thì sau đó được quyền quay lại. Điều 23 Hiến pháp năm 1992 quy định: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường.
Mặt khác, Luật Di sản văn hóa thừa nhận tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hợp pháp di sản văn hóa. Luật Đất đai 2013 và trước đó cũng thừa nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình nếu trên đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. “Bởi vậy, dinh thự họ Vương là tài sản hợp pháp của dòng họ Vương nên được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu. Nếu dinh thự bị thu hồi trái quy định là vi phạm Hiến pháp”, luật sư Tú nhấn mạnh.

16/8/18

Nguyên Phó cục trưởng Cục thi hành án dân sự dan díu với 'vợ người ta'

Gia đình ông B., L. (nguyên Phó cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hậu Giang) ở gần nhau. Ông L. đã dan díu với vợ ông B.
Hình ảnh nóng được cho là ông L. đang ôm ấp bà O.
Anh: Lê Anh
Ngày 14.8, ông Nguyễn Văn Y, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết sẽ công bố quyết định kỷ luật ông V.V.L., nguyên Phó cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Hậu Giang vì có hành vi quan hệ bất chính với người đã có gia đình.
Ông Y cho biết thêm, nội dung cụ thể về những vi phạm cũng như hình thức kỷ luật sẽ cung cấp cho báo chí tại ngày công bố quyết định kỷ luật ông L., dự kiến diễn ra trong tháng 8.2018. 
Liên quan đến vụ việc trên, trước đó, ông L.T.B. (51 tuổi) ngụ TX.Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng và báo chí tố cáo ông L. có quan hệ bất chính với vợ mình.
Trong đơn, ông B. cho biết, gia đình ông sống gần nhà ông L. và hai gia đình có quen biết nhau.
Thời gian gần đây, ông B. phát hiện vợ mình là bà N.T.O. và ông L. có quan hệ bất chính với nhau. Sau khi tìm hiểu sự tình, ông B. còn phát hiện ông L. chu cấp tiền để “dụ dỗ” vợ ông bỏ nhà đi theo chung sống với ông L.
Phát hiện vụ việc, ông B. đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang từ cuối tháng 5.2018, nhưng không nhận được kết quả điều tra, xử lý. Trong khi đó, phía ông V.V.L. chính thức nghỉ hưu vào ngày 1.8 vừa qua.
Trước đó, thông tin với báo chí, ông Sơn Duy Oai, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Hậu Giang, xác nhận ông L. đã thừa nhận hành vi quan hệ bất chính với bà O. 
 

13/8/18

Ai cho phép đối tượng LÊ XUÂN NGHĨA vào khu vực cấm có đỗ máy bay chiến đấu?

Vụ máy bay rơi- LÊ XUÂN NGHĨA CHẮC CHẮN PHẢI BỊ ĐIỀU TRA!


Hẳn bạn đọc còn nhớ, Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng cuối năm 2016 đã thông tin về nguyên nhân 4 vụ rơi máy bay trong năm 2016. Đó là: vụ rơi máy bay Su30 MK2, số hiệu 8585 trên vùng biển Nghệ An ngày 14-6; vụ rơi máy bay CASA 212 số hiệu 8983 trên vịnh Bắc Bộ ngày 16-6; vụ rơi máy bay L39 khi đang bay huấn luyện tại Phú Yên ngày 26-8 và vụ rơi máy bay trực thăng EC 130T2 số hiệu VN T8632 ngày 18-10 tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Về nguyên nhân, Thiếu tướng Hoàng cho biết "Công tác lãnh đạo chỉ đạo an toàn bay có vấn đề, do lỗi chủ quan. Thực tế, trước năm 2014, có ít vụ tai nạn máy bay nên có tâm lý chủ quan trong bảo đảm an toàn bay, rút kinh nghiệm chưa đến nơi đến chốn, chưa cụ thể.
Việc kiểm tra công tác an toàn bay cũng còn đơn giản, không kịp thời; đào tạo cán bộ chưa cơ bản; đánh giá và sử dụng một số vị trí không đúng năng lực; nhận thức về công tác bảo đảm an toàn bay là chưa đúng với yêu cầu."
“Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã đề ra biện pháp, trước hết là kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân cơ quan đơn vị, kỷ luật hơn 40 đồng chí, trong đó có 2 sĩ quan cấp tướng."
Ông Hoàng cũng cho rằng do vấn đề mất an toàn bay là một nguy cơ, nếu không xử lý một cách rốt ráo nghiêm túc thì còn xảy ra.

Từ thông tin trên, có thể thấy, dù đã được Quân ủy TW và Bộ Quốc phòng quán triệt, chỉ đạo sau sự cố rơi máy bay trong năm 2016 nhưng khi nói trên báo chí (Ở bài “Vì những chuyến bay an toàn, thắng lợi: Tuầntra, bảo vệ sân bay" http://phongkhongkhongquan.vn/2832/tuan-tra-bao-ve-san-bay.html ) thì rất hay nhưng trên thực tế thì công tác an toàn bay ở Sân bay Sao Vàng quá ư luộm thuộm, không khác gì cái chợ làng!
Theo quy định thì khu vực đỗ máy bay luôn phải được lực lượng Vệ binh bảo vệ chặt chẽ 24/24 giờ. Khi ban bay trước đã kết thúc, lực lượng Kỹ thuật thực hiện xong nhiệm vụ và bàn giao lại cho Vệ binh. Máy bay lúc đó đã được niêm phong và nhiệm vụ của chiến sĩ Vệ binh là bảo vệ an toàn cho mục tiêu mình đã tiếp nhận. Để làm tốt công việc, chiến sĩ không chỉ được huấn luyện nêu cao tinh thần cảnh giác, kỹ năng bám sát mục tiêu và xử lý tình huống mà vũ khí trang bị cũng luôn sẵn sàng. Khu vực để máy bay là mục tiêu không được mất, chính vì vậy trong quá trình canh gác, chiến sĩ vệ binh được trang bị cả băng đạn sẵn sàng xử trí các tình huống xảy ra. Ở những vị trí canh trực thường được bố trí điện thoại, nếu không sẽ có kẻng. Trong mỗi ca trực, cán bộ của Đại đội Vệ binh sẽ thay nhau đi kiểm tra việc canh trực của chiến sĩ. Ngay cả cán bộ trong đơn vị, muốn vào khu vực đó cũng phải nắm được mật khẩu.
Thế thì hà cớ gì anh Đỗ Hữu Hằng, tức Lê Xuân Nghĩa lại được ra vào tự do, vào tận khu để máy bay, chụp những tấm hình anh ta sờ tay vào tên lửa, trèo lên máy bay… rồi tung lên mạng?
Ở bài trước của Aolang với tiêu  đề HÀNH VI CỦA ĐỖ HỮU HẰNG TỨC LÊ XUÂN NGHĨA CHỤP ẢNH SÂN BAY SAO VÀNG RỒI TUNG LÊN MẠNG CẦN ĐƯỢC XỬ LÝ NGHIÊM, sau khi đăng lên, đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ của độc giả. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của bạn đọc Nguyễn Đức Kiên trên Aolang, nguyên văn như sau
“Nguyễn Đức Kiên02:04 27 tháng 7, 2018
Vụ máy bay rơi hôm nay, Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân.
Song với những thông tin trong bài này cho thấy Công tác Bảo vệ An ninh sân bay Sao Vàng có vấn đề!
Tôi chưa dám kết luận Đỗ Hữu Hằng có liên quan đến vụ máy bay rơi hôm nay.
Nhưng rõ ràng các đ/c trong Đại đội Cảnh vệ của đ/c Nguyễn Mạnh Hùng đã vi phạm pháp luật. Nếu đã cho tên Đỗ Hữu Hằng tự do vào ra sân bay, chụp ảnh tung lên mạng thì trước hoặc sau đó, Đại đội cảnh vệ có thể cho người khác vào ra tự do như vậy.
Đề nghị cơ quan An ninh Điều tra Quân đội khi điều tra nguyên nhân máy bay rơi hôm nay đừng bỏ sót hướng điều tra này.
Nếu có dấu hiệu về sự liên quan giữa Đỗ Hữu Hằng với sự kiện máy bay rơi hôm nay thì cần khởi tố vụ án hình sự để điều tra.”
Tuy vậy, có một vài bạn (Chắc là thành viên Nhóm VHK của Le Xuan Nghia) dù muốn bênh che cho Nghĩa nhưng chỉ biết chửi đổng, lạc đề, không hề biết đưa ra các  căn cứ pháp lý để phản biện.
Cách đây 3 ngày, bạn Hoàng Ngân Thương- đại diện của Google.tienlang cũng đã còm thẳng ở nhà Le Xuan Nghia đại ý, cậu ta cùng nhóm VHK giở trò trẻ trâu, tấn công cá nhân Thương cùng Nhóm PV nhưng Thương không chấp. Tuy vậy, dù là trẻ trâu nhưng khi cậu ta vi phạm pháp luật thì buộc Thương phải lên tiếng.
Bạn Hoàng Ngân Thương đã nói rất đúng “Theo tui nghĩ, dù Đỗ Hữu Hằng tức Le Xuan Nghia không liên quan đến vụ máy bay rơi thì chỉ riêng việc vô sân bay quân sự, chụp hình tung lên mạng đã là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải xử lý.
Xử lý cả người cho anh ta vô sân bay...
Còn nếu có dấu hiệu có sự liên quan thì bắt buộc phải khởi tố vụ án hình sự.
Chúng ta nói là phải có căn cứ pháp luật. Lê Xuân Nghĩa hoặc bất cứ ai muốn bênh che cho Đỗ Hữu Hằng, tức Le Xuan Nghia và cho rằng anh ta KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT thì xin cứ phát biểu. Thương sẵn sàng tranh luận.”
Thế nhưng đã 3 ngày trôi qua, Le Xuan Nghia và đồng bạn VHK của anh ta không thể đưa ra ý kiến phản biện. Và từ đó đến nay, nick Le Xuan Nghia dường như còn đang bấn loạn, không hề cập nhật bài mới. Stt gần nhất, Le Xuan Nghia đăng ngày 23 Tháng 7 lúc 06:54!
Aolang xin nhắc lại các quy định của pháp luật liên quan.
Khoản 2 Điều 20 QUYẾT ĐỊNH số 2649/1999/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ có quy định rõ.
“Cấm quay phim chụp ảnh Khu vực cấm. Trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của cấp trên đơn vị quản lý trực tiếp cho phép và chỉ thực hiện những nội dung phục vụ công tác chuyên môn. Không đưa tin các Công trình quốc phòng, khu quân sự loại 1 và 2 trên các phương tiện thông tin đại chúng, trường hợp cần đưa tin phải được Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu hoặc Thủ trưởng cấp quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, Bộ tư lệnh Biên phòng và tương đương cho phép, cơ quan Bảo vệ an ninh cùng cấp xét duyệt về nội dung cần đưa tin.”
Vậy thế nào là “Khu vực cấm”? Sân bay quân sự chính là khu vực cấm, quy định tại Điểm 2 Điều 2 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 160/2004/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 9 NĂM 2004 VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH KHU VỰC CẤM, ĐỊA ĐIỂM CẤM.
Trích,
"Điều 2. Khu vực cấm, địa điểm cấm gồm,
2. Các khu vực công nghiệp quốc phòng, công an; các khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội nhân dân, doanh trại công an nhân dân, sân bay quân sự, quân cảng, kho vũ khí của quân đội nhân dân, công an nhân dân."
Sân bay quân sự Sao Vàng là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của Không quân nhân dân Việt Nam, thực hiện chức năng bảo vệ và canh giữ không phận, hải đảo khu vực phía Bắc. Hiện nay, đây cũng là căn cứ của loại máy bay hiện đại nhất không quân Việt Nam Sukhoi Su-30.

Như vậy, dù hành vi của Đỗ Hữu Hằng, tức Le Xuan Nghia không là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ rơi máy bay Su-22 ngày 26/7/2018 chăng nữa thì riêng hành vi vô sân bay quân sự, chụp hình, tung lên mạng đã là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, của cả Le Xuan Nghia và của cả sân bay. Muốn biết hành vi của Le Xuan Nghia với hậu quả máy bay rơi có mối quan hệ nhân quả hay không thì bắt buộc cơ quan An ninh Quân đội phải vào cuộc.
Đó là điều chắc chắn!
Lê Hương Lan

Bùi Tín - kẻ chống cộng cực đoan đã chết!

Bài chép về từ FBer Nguyễn Tiến Trung

Bùi Tín sinh năm 1927, Tín có tài làm báo và đã từng giữ chức vụ Đại tá, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân.

Là người có tham vọng lớn và mắc bệnh thèm địa vị, trước biến cố của các nước trong hệ thống XHCN vào cuối thập niên 90, vốn có tiếng là “nhanh nhạy” nên vị đại tá này cho rằng chỉ vài tháng nữa, nước Việt Nam XHCN rồi cũng sẽ bị sụp đổ và nhanh chóng lên kế hoạch “chiêu hồi” với những mong sẽ quay trở lại với vị thế cao hơn.

Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín được cử sang Pháp dự hội nghị hàng năm của báo L’Humanites (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp), do đã cấu kết với các tổ chức chống cộng từ trước, Tín trốn ở lại, rồi xin tỵ nạn chính trị tại Pháp, với lý do là để “đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền”.

Và điều tiếp theo có lẽ không cần phải nói chắc mọi người cũng hiểu. Đã chót tay nhúng chàm, đâm lao thì phải theo lao, Bùi Tín không thể làm theo điều mình nghĩ. Y phải nói, phải viết, phải điên cuồng chống cộng, bởi đó là cái duy nhất mà phía bên kia cần ở Tín. Nếu không phải vậy, người ta nuôi báo cô Tín làm gì. Chỉ tội cho người thân, gia đình Bùi Tín. Thà Tín lâm bệnh mà chết hay đơn giản lao vào cái xe đang chạy trên đường nào đó mà đi thì có lẽ hình ảnh Tín trong vai người chồng, người cha mẫu mực sẽ còn mãi trong ký ức họ, để rồi họ có thể đem ra khoe, kể về những kỷ niệm hạnh phúc ngọt ngào khi gia đình còn đoàn tụ bên nhau với bạn bè và cả thế hệ mai sau của dòng tộc với cả sự tự hào. Nhưng thực tế thật trớ trêu, Bùi Tín không chết theo cách ấy, hắn sống và âm thầm giết từng thành viên trong cái gia đình đã từng hết mực kính trọng yêu thương hắn. Tín giết họ bằng những hành vi đê hèn của mình. Y trả lời phỏng vấn các đài quốc tế, viết bài, viết sách, nói chuyện… thôi thì đủ kiểu miễn là để chứng minh được với các quan thày hải ngoại là y là một tên vong nô số 1. Y lớn tiếng xuyên tạc tình hình trong nước, đả phá cái chế độ mà mới ngày hôm qua đây thôi còn trọng dụng và nuôi dưỡng y. Láo hỗn hơn, hắn còn xuyên tạc và bôi nhọ Hồ Chủ Tịch, người đã hy sinh suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Cũng chính Bác là người đã tạo điều kiện để Bùi Tín được phát triển.

Và mới đây thôi khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Bùi Tín cũng lại trả lời phỏng vấn RFI bôi nhọ vị Tướng kính yêu của cả dân tộc chúng ta.

Thật nhục nhã cho một kiếp trâu, ngựa như Bùi Tín. Song nói cho cùng Tín cũng thật đáng thương. 88 tuổi, có lẽ ở tuổi này,giống như bao người khác, Bùi Tín cũng đã nghĩ đến hậu sự của mình. Nếu như những người Việt bình thường khác, ai cũng mong muốn có một mái nhà bình yên, con cháu vui vầy khi về già và nhất là khi ốm đau được người thân chăm sóc, khi ra đi, linh hồn mình được thấy người thân đưa tiễn thương tiếc, khóc than và hơn hết được nằm ở đâu đó gần gũi và được con cháu thỉnh thoảng đến viếng thăm. Tất cả những điều giản dị tưởng như tất yếu với những người bình thường thì với Bùi Tín đó chỉ là những giấc mơ không có thật. Bởi ngay khi còn sống, người thân, gia đình, đồng đội, bè bạn đã chôn chặt ông ta với tấm bia miệng ghi rõ “sống nhục, chết càng nhục”.

Bùi Tín sống như chết trên căn gác xép chật chội cùng một người phụ nữ. Tín bị người Việt hải ngoại nghi kỵ, dò xét. Ngay đến Võ Văn Ái, chủ biên tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”. Mới đây thôi ngày 23/6/2012, trong cuộc nói chuyện tại San Joses – Mỹ, chính Bùi Tín đã bị cộng đồng người Việt tẩy chay, chửi rủa, đuổi khỏi diễn đàn. Nhìn cảnh Bùi Tín già nua, dúm dó, bị nhóm cờ vàng la hét, chửi bới, bắt phải quỳ xin lỗi vì đã làm bộ đội giải phóng miền Nam mới thấy hết sự nhục nhã của Tín. Còn đâu Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, vua biết mặt, chúa biết tên, còn đâu nữa bóng dáng hiên ngang của một viên sỹ quan cấp cao của quân giải phóng Việt Nam có mặt tại dinh Độc lập vào đúng ngày giải phóng đất nước 30/4/1975???. Bùi Tín luôn đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu. Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Không biết buôn, biết bán, Tín cố sống bằng nghề chửi lại đất nước đã sinh ra và nuôi nấng hắn, dẫu cái vốn này đến giờ cũng cạn. Tất cả chỉ mong có miếng mà bỏ vào mồm. Tín đâu còn có thể nghĩ khi Tín chết người ta sẽ tổ chức hậu sự cho hắn thế nào bởi đến miếng ăn hàng ngày y còn chẳng lo nổi. Thật tội cho Bùi Tín song nghĩ cho cùng đó là cái kết cục tất yếu của những kẻ phản bội, bán nước cầu vinh.

Phỏng vấn tướng Hoàng Kiền về sự kiện Gạc Ma - không hề có lệnh không được nổ súng!

Thiếu tướng Hoàng Kiền: ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH - LỆNH KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG NHƯ THẾ NÀO?

Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đọc Lời thề "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".
Hình chụp Tại đảo Trường Sa lớn, chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma rạng sáng 14/3/1988 làm 64 chiến sĩ hy sinh.
.........
Lời dẫn của Thiếu tướng Hoàng Kiền: Những năm vừa qua, trên mạng xã hội đã lan truyền một video clip nói về sự kiện Gạc Ma với lời lẽ hung hăng kết tội một vị chỉ huy cấp cao của BQP có lệnh “không được nổ súng” nên 64 chiến sĩ bị chết oan và để Trung Quốc chiếm mất đảo Gạc Ma, thậm chí họ còn ám chỉ thẳng là Đại tướng Lê Đức Anh đã ra lệnh “không được nổ súng” để dâng đảo Gạc Ma cho Trung Quốc, rồi có các bài viết phụ họa tiếp theo với lời lẽ đầy phản động.
Gần đây, cuốn sách Gạc Ma vòng tròn bất tử họ đã dùng thủ đoạn xấu để đưa ra chứng cứ anh hùng Nguyễn Văn Lanh câu nói: “do có lệnh không được nổ súng ... “, rồi họ kết luận cũng đút vào miệng anh hùng Lanh là 64 cán bộ chiến sĩ bị “chết oan uổng” ở Gạc Ma viết trong quyển sách này. Những từ, cụm từ chèn vào tinh vi, xảo quyệt chứa đựng một mưu đồ vô cùng đen tối, người đọc không có nhãn quan chính trị không để ý tới. Thực chất họ đổ tội cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam đã để 64 cán bộ, chiến sĩ chết oan uổng để dâng Gạc Ma cho Trung Quốc.
Trắng trợn hơn họ vừa có bài viết đưa lên mạng Facebook nói rõ là “Trong cuộc họp Bộ chính trị, ông Nguyễn Cơ Thạch đập bàn hỏi: ai ra lệnh không được bắn, ông Lê Đức Anh nói tôi, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh không nói gì...”
Rất nhiều kẻ lên tiếng bảo vệ cho cuốn sách có nội dung sai trái nghiêm trọng này với lệnh “Không được nổ súng”, rất nhiều người không thấy được mưu đồ xấu xa của những kẻ chủ mưu viết sách nên ngộ nhận và ủng hộ hoặc có những bài viết trên mạng với lời lẽ xấu xa, mu muội hoặc ngông cuồng.
Bọn xấu đã kích động cho là các tướng tá đánh nhau trên mạng. Tôi đã xóa bài viết của mình, không tranh luận, không muốn để chúng lợi dụng làm tổn hại đến danh dự, uy tín của sĩ quan cao cấp, đến phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, đến Quân đội nhân dân Việt Nam. Đã có rất nhiều bài phản bác mạnh mẽ, tôi đã xem, hoan nghênh, nhưng chưa đủ, chưa vạch mặt hết tâm đen của kẻ thù, chưa làm cho những người đọc trên mạng xã hội hiểu thấu vấn đề, chưa làm cho bọn xuyên tạc bịa đặt câm miệng xác đáng.
**********

Thiếu tướng Hoàng Kiền

TÔI QUYẾT ĐỊNH VIẾT BÀI NÀY

1. Tại sao họ lại xoáy vào sự kiện Gạc Ma, gọi đây là cuộc chiến Gạc Ma. Tại sao họ lại xoáy vào Đại tướng Lê Đức Anh với lệnh “không được nổ súng”?

Năm 1975 ta giải phóng 5 đảo nổi ở Trường Sa do quân ngụy Sài Gòn đóng giữ, năm 1978 ta đóng tiếp 4 đảo nổi còn lại tổng cộng là 9 đảo nổi và cũng hết các đảo nổi.

Trước âm mưu của Trung Quốc và một số nước xâm chiếm đảo chìm, còn gọi là bãi đá ngầm, từ năm 1986 chúng ta đã triển khai các phương án đóng giữ đảo chìm. Khi Trung Quốc đưa lực lượng hải quân mạnh, số lượng tàu chiến đông xuống xâm chiếm các đảo chìm, Hải quân Việt Nam với khả năng rất hạn chế, chỉ dùng tàu vận tải, tàu đổ bộ, các biện pháp công trình và các lực lượng ra đóng chốt giữ đảo. Một chiến dịch CQ88 được mở ra, CQ là chủ quyền. Dưới sự lãnh đạo của BCT, QUTW, sự chỉ đạo của Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân đã huy động toàn bộ khả năng của mình để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Kết quả ta giữ được 12 đảo chìm, Trung Quốc chiếm mất 7 đảo chìm, về tương quan lực lượng, chúng ta giữ hơn họ 5 đảo sao bọn phản động không nói gì?

Trong sự kiện 14/3/1988 họ quyết tâm chiếm 3 đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, trong khi họ huy động các tàu chiến lớn, vô cùng hung hăng, bắn chìm tàu HQ 604 ở Gạc Ma, bắn cháy tàu HQ 505 ở Cô Lin, bắn chìm tàu HQ 605 ở Len Đao, họ chỉ chiếm được Gạc Ma, chúng ta vẫn giữ được Cô Lin và Len Đao, ta hơn Trung Quốc chứ, sao chúng không nói?
Có nhiều người tranh luận với tôi là tại sao không giữ được Gạc Ma, tôi nói các ông có nhờ Mỹ giúp cũng không ngăn được Trung Quốc chiếm Gạc Ma.

Họ đưa lên sự kiện Gạc Ma nhằm xóa nhòa thành tích mà Hải quân nhân dân Việt Nam đã giành được trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc nói chung và quần đảo Trường Sa nói riêng.

Họ đưa ra sự kiện Gạc Ma là một cuộc hải chiến, Việt Nam thua, là một âm mưu xấu xa. Không có cuộc hải chiến, chúng ta không dùng tàu chiến, chúng ta chủ trương đóng giữ đảo một cách hòa bình, không khiêu khích, không gây chiến, không mắc mưu đối phương, không nổ súng trước,
nhưng quyết tâm bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Qua tài liệu giải mã của CIA về sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc đổ vấy cho Việt Nam là nổ súng trước, họ đã đổi trắng thay đen, sao những người viết sách không đọc mà đưa vào, cứ bịa ra lệnh "Không được nổ súng".

Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đại tướng Lê Đức Anh, sự chỉ huy trực tiếp của Phó đô đốc - Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương chúng ta giữ được Cô Lin và Len Đao, cùng với 10 đảo chìm và 9 đảo nổi nữa, không để Trung Quốc tạo cớ lấn tới. Đây là thành công trong điều kiện tương quan lực lượng hai bên khi ấy bất lợi cho Việt Nam.

Sau sự kiện Gạc Ma 14/3/1988, nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam, trong một chuyến đi kiểm tra quần đảo Trường Sa năm 1988, Đại tướng Lê Đức Anh là Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên ra trường Sa đã dự lễ kỷ niệm vào ngày 7/5/1988 tại đảo Trường Sa, ông đã đọc lời thề: Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau “Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta”.

Các thế lực thù địch đang bám vào quyển sách "Gạc Ma - vòng tròn bất tử" để xuyên tạc nói là Đảng Cộng sản Việt Nam bán Trường Sa cho Trung Quốc. Mưu đồ vô cùng xấu xa. Chúng đang kích động hận thù giữa nhân dân hai nước, với chiêu bài phò Mỹ bài Trung.

Thực chất chúng muốn hạ uy tín của Đảng ta, quân đội ta, làm mất niềm tin của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Chúng nhằm vào Đại tướng Lê Đức Anh, nhưng lại đưa ra các dẫn chứng ngu si.

Tại cuộc họp Bộ chính trị, ông Nguyễn Cơ Thạch đập bàn..
BCT là cái chợ, là đám hẩu lốn hay sao mà họp cá nhân dám đập bàn hỏi một người khác.

Tại sao ông Lê Đức Anh nhận là “tôi ra lệnh không được nổ súng” mà Bộ chính trị lại giới thiệu để BCHTW giới thiệu tiếp theo là Quốc hội bầu ông làm Chủ tịch nước vào năm 1992.
Hỡi các những kẻ hận thù, phản động, thoái hóa biến chất, cơ hội, bất mãn hãy trả lời câu hỏi này đi.

Chỉ có lệnh “không được nổ súng trước”, chỉ có bản lĩnh, tài năng chỉ đạo không cho Trung Quốc lấn tới, giữ được Trường Sa như hiện nay, Đảng, Nhân dân, Quân đội mới tín nhiệm bầu Đại tướng Lê Đức Anh làm Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lên làm Chủ tịch nước.
Đại tướng Lê Đức Anh, người chỉ huy cuối cùng còn lại trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Những thế lực thù địch không bao giờ hết cay cú, bọn phản động, bọn cơ hội, thoái hóa biến chất, bọn bất mãn đang hùa nhau đả kích ông hạ uy tín những người Cộng sản kiên trung đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào để chúng dựng ngọn cờ ba que hòng mưu đồ cuộc cách mạng màu qua diễn biến hòa bình.

3. Đại tướng Phạm Văn Trà nói về Đại tướng Lê Đức Anh.
Trong một lần về thăm Bảo Tàng Đồng Quê, Đại tướng Phạm Văn Trà kể cho tôi nghe rất nhiều về Đại tướng Lê Đức Anh với sự ca ngợi và kính trọng.

Sau chiến dịch Mậu Thân năm 1968, địch phản công càn quét, tình hình chiến trường nói chung, Nam Bộ nói riêng vô cùng khó khăn, không bảo đảm được các mặt, trên chỉ đạo tạm thời giải tán các đơn vị chủ lực. Đồng chí Lê Đức Anh - TL QK9 nghiên cứu quyết định không giải tán, trong đó có Trung đoàn do đồng chí Phạm Văn Trà làm Trung đoàn trưởng, chia nhỏ ra ẩn vào dân, vẫn giữ được lực lượng sau nhanh chóng củng cố lại. Với quyết tâm như vậy, năm 1974 Đại tá Lê Đức Anh được thăng quân hàm vượt cấp lên Trung tướng.

Khi chúng ta theo Liên Xô, thực hiện chế độ bỏ đảng ủy, bỏ chính ủy, chính trị viên mà chỉ có Hội đồng chính trị, Đại diện của Bộ Quốc phòng sang Campuchia truyền đạt với đồng chí Lê Đức Anh để triển khai. Đồng chí yêu cầu phái viên về ngay, mặt trận Campuchia không thực hiện, nếu thực hiện như vậy quân đội làm sao chiến đấu được. Đồng chí đã đúng. Sau đó đồng chí được bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 1992 được bầu làm Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Một con người như thế là mục tiêu tấn công nhằm hạ uy tín, danh dự của các thế lực thù địch, phản động, thoái hóa biến chất, cơ hội, bất mãn là một thực tế.

Hãy đấu tranh vạch mặt chúng, bác bỏ những luận điệu vu khống, xuyên tạc xấu xa bỉ ổi.

4. ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH - VỊ CHỈ HUY TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH CÒN LẠI

Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Tư lệnh chiến dịch ngày ấy gồm 8 người, nay chỉ còn lại đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, lúc đó ông là Trung tướng, Phó Tư lệnh. Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tư lệnh chiến dịch), Chính ủy Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh gồm: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Đinh Đức Thiện; Phó Chính ủy là Trung tướng Lê Quang Hòa và quyền Tham mưu trưởng là Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền đều đã mất.

Lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch của ta gồm 5 quân đoàn có trên dưới 15 sư đoàn. Các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 có đủ các binh chủng hợp thành, cùng các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và lực lượng nổi dậy của quần chúng ở nông thôn cũng như thành thị. Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh xác định phải đánh nhanh, quyết liệt, không cho địch co cụm về Sài Gòn; ngược lại, không để cho quân địch ở Sài Gòn chạy về miền Tây. Các cánh quân phải tổ chức các mũi thọc sâu, mũi đánh vòng ngoài kết hợp giữa chủ lực với bộ đội địa phương và kết hợp giữa bộ đội với quần chúng nhân dân, đột phá liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung tướng Lê Đức Anh còn được giao đảm trách chỉ huy và lãnh đạo cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn (đoàn 232), một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Thời điểm đó, Bộ Chỉ huy Miền (B2) nhận định hướng Tây - Tây Nam là nơi khó nhất vì sình lầy, nhưng đây là một hướng tiến công rất quan trọng vì nhất định ta phải nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến quốc lộ số 4 để quân địch ở Sài Gòn không thể co cụm xuống cố thủ ở Tây Đô (Cần Thơ).

Đoàn 232 gồm các Sư đoàn 3, 5 và 9; bốn trung đoàn độc lập, một trung đoàn đặc công có 3 nhiệm vụ: chia cắt hai lực lượng Sài Gòn và miền Đông với lực lượng ở đồng bằng sông Cửu Long; tấn công Biệt khu Thủ đô và tấn công Tổng nha cảnh sát, sau đó hợp điểm tại Dinh Độc Lập.

Đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các đơn vị hướng Tây - Tây Nam tiến công. Sư đoàn 5 cắt đoạn Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cắt lộ 4 từ Mỹ Tho tới bờ sông Tiền. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, vượt sông Vàm Cỏ. Sư đoàn 9 vượt sông Vàm Cỏ tập kết tại Cầu Bông, Mỹ Thạnh, Đức Hòa.

Ngày 30-4, cánh quân hướng Tây - Tây Nam đã đánh chiếm Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia, Tổng nha cảnh sát, cảnh sát đô thành, các quận Tân Bình, Bình Chánh, hợp điểm tại Dinh Độc Lập.

Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, từ nay đất nước thống nhất, non sông liền một dải.

Đối với dân tộc ta, đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm kháng chiến, cứu nước, giải phóng miền Nam, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. “Thắng lợi trọn vẹn của chúng ta có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân to lớn nhất, cơ bản nhất, gốc rễ nhất là tư tưởng “Nhân ái”. Tư tưởng “nhân nghĩa” của thời đại Hồ Chí Minh là bắt nguồn truyền thống chí nhân chí nghĩa của dân tộc, như Nguyễn Trãi từng viết trong “Đại Cáo Bình Ngô”: “Lấy chính nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. Tư tưởng nhân nghĩa là một yếu tố cơ bản trong nền văn hóa của dân tộc, nó chuyển hóa thành lời, trong ý nghĩ thành tư tưởng chiến lược; tư tưởng này đã kết tinh trong thời đại của chúng ta là ở Chủ tịch Hồ Chí Minh” (trích hồi ký của Đại tướng Lê Đức Anh).

Những lần vượt qua hiểm nguy

Trong cuộc đời tham gia hoạt động cách mạng của mình, cũng như lúc trong cuộc sống đời thường, nhiều lần Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã vượt qua những cơn hiểm nghèo một cách kỳ diệu. Lần thứ nhất ông đã thoát chết là ngay trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, vào ngày 28-4-1975. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông làm việc trong cái chòi nhỏ sát mép sông ở Sở Chỉ huy của cánh quân hướng Tây - Tây Nam ngay bên bờ sông Vàm Cỏ thuộc huyện Đức Hòa (Long An).

Buổi sáng hôm đó vô ăn cơm, chỗ ăn là cái nhà họp của địa phương làm nửa chìm nửa nổi. Trong hồi ký của mình, Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh kể: “Chính ủy Hai Tưởng đặt vị trí ở đây; vừa ăn xong, tự nhiên anh Tưởng bảo tôi: “Anh hãy nán lại, nằm trên võng của tôi mà nghỉ, nghỉ mươi phút rồi hẵng ra đó!” Tôi nghe anh. Vừa ngả lưng thì ở ngoài chòi của tôi một quả bom từ máy bay địch ném trúng, cái chòi bay mất, cậu lái xe hy sinh, cậu Nguyễn Hồng Thái, chiến sĩ bảo vệ bị thương. Nếu hôm đó ăn xong tôi ra liền thì nhất định “cái chuyện thường” đã xảy ra với tôi. Và hôm nay chẳng còn ngồi để mà viết ra những dòng chữ này! Chiến tranh nó có chừa ai, cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên nhiều khi không thể mang “tính quy luật” ra mà giải thích!”. Chiến tranh là thử thách cao nhất, nghiệt ngã nhất đối với con người. Nhiều lúc bom đạn ác liệt quá, ông vẫn từng nói vui với anh em: “Bom đạn đầy trời thế này, chết là chuyện thường, còn sống thì mới kỳ!”.

Lần thứ hai vào năm 1996 khi đang là Chủ tịch nước, ông bị tai biến rất nặng. Các cơ quan có thẩm quyền khi đó đã chuẩn bị các việc cần thiết cho việc ông qua đời và thông báo cho gia đình. Thế nhưng, bằng sức mạnh phi thường của bản thân, ông đã vượt qua cơn bạo bệnh một cách thần kỳ và trở lại làm việc bình thường trên cương vị Chủ tịch nước.

Lần thứ ba là vào đầu năm 2018 sức khỏe của ông cũng suy giảm nghiêm trọng, các cơ quan báo chí đã chuẩn bị bài để viết về cuộc đời ông... Thế nhưng, một lần nữa ông đã vượt qua cơn nguy kịch một cách thần kỳ, ngoài mọi tiên liệu của các bác sĩ. Nhiều người phải thốt lên thán phục: “Ông đúng là tướng đánh trận, chỉ có tướng trận mới có sức sống kỳ diệu, sức đề kháng phi thường như thế!”.

Luôn trở về trong chiến thắng

Đại tướng Lê Đức Anh thực sự là một tướng trận. Ông là một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh và xung đột từ năm 1945 - 1989. Ông có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng: tham gia 9 năm kháng chiến chống Pháp, đi chiến trường miền Nam 11 năm (1964 - 1975), chỉ huy chiến trường Campuchia 7 năm (1979 - 1986), ổn định tình hình biên giới phía Bắc (1986 - 1989).

Ông trực tiếp tham gia những trận đánh, những sự kiện mang tính bước ngoặt của chiến tranh: Mậu Thân 1968, chống lấn chiếm 1973, Phước Long 1974, chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch giải phóng Campuchia; chấm dứt xung đột biên giới với Trung Quốc; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc: Ngày 6-11-1987 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh số 1679/ML-QP về việc bảo vệ quần đảo Trường Sa; ngày 29-3-1989 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra mệnh lệnh số 167/ML-QP về đóng giữ, bảo vệ khu vực biển thềm lục địa, bãi đá ngầm (khu DK1).

Chiến dịch Hồ Chí Minh trong mùa đại thắng 1975 đã giải phóng Sài Gòn, kết thúc tròn vẹn cuộc chiến tranh. Cứ đến ngày 30 tháng 4 mỗi năm, cả đất nước ta lại long trọng kỷ niệm ngày đất nước thống nhất. Đây là dịp để chúng ta cùng tưởng nhớ, trân trọng những nhân vật lịch sử, qua những con người cụ thể, nhân vật cụ thể, trong đó có Đại tướng Lê Đức Anh, người đã cùng viết nên bài học vẻ vang của lịch sử dân tộc.


Sáng 03/8/2018
Thiếu tướng Hoàng Kiền