Thiên ký sự nổi tiếng của Phùng Gia
Lộc mà cái tít được lấy từ một tác phẩm văn học cổ điển “Cái đêm hôm ấy
đêm gì” – một phóng sự được coi là điển hình của những bất cập, sai lầm của một thời “Đêm trước đổi mới”. Tác phẩm ấy có đoạn như sau:
“Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi hòm lúa. Bất đồ hai thằng Học và Thức từ bếp tuôn lên, ôm lấy tay chân chư vị, van rối rít.
- Cháu van các chú! Các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà!
- Buông ra đi! Ô hay, đồ con nít!
Bà cụ loạng choạng đi lại, giơ gậy cản:
- Các ông không thương trẻ, thì các ông thương lấy thân già, để lấy phúc đức cho con cháu.
Vì họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngã chỏng queo như chiếc ghế đổ.
- Ối Đảng ôi là Đảng ôi! Chính phủ ôi... Trông xuống mà coi...
Tôi xốc mẹ lên giường, bịt mồm cụ lại:
- Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này!
Tôi nói vậy và ngoặp hai hàm răng vào cổ tay mình để kìm giữ cái gì cứ chực tung ra. Hai vợ chồng xúc hết lúa ra thúng bì. Dặn thằng Học trông em, ngó bà, tôi cùng vợ hì hục gánh thóc ra trụ sở nộp...”…
Câu chuyện này ghi lại từ những gì có thực xảy ra ở Thanh Hoá năm 1983.
Sai lầm. Cực đoan. Hà hiếp dân.
Phẫn uất đến thế là cùng nhưng người đảng viên trong phóng sự vẫn nói một câu thật gan ruột: “Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này!”>
“Họ xúm vào khiêng bàn thờ ra, để lôi hòm lúa. Bất đồ hai thằng Học và Thức từ bếp tuôn lên, ôm lấy tay chân chư vị, van rối rít.
- Cháu van các chú! Các chú đừng lấy lúa này đi. Lâu nay các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma bà!
- Buông ra đi! Ô hay, đồ con nít!
Bà cụ loạng choạng đi lại, giơ gậy cản:
- Các ông không thương trẻ, thì các ông thương lấy thân già, để lấy phúc đức cho con cháu.
Vì họ đá vấp gậy, lại yếu như con căng cắc lột, bà cụ ngã chỏng queo như chiếc ghế đổ.
- Ối Đảng ôi là Đảng ôi! Chính phủ ôi... Trông xuống mà coi...
Tôi xốc mẹ lên giường, bịt mồm cụ lại:
- Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này!
Tôi nói vậy và ngoặp hai hàm răng vào cổ tay mình để kìm giữ cái gì cứ chực tung ra. Hai vợ chồng xúc hết lúa ra thúng bì. Dặn thằng Học trông em, ngó bà, tôi cùng vợ hì hục gánh thóc ra trụ sở nộp...”…
Câu chuyện này ghi lại từ những gì có thực xảy ra ở Thanh Hoá năm 1983.
Sai lầm. Cực đoan. Hà hiếp dân.
Phẫn uất đến thế là cùng nhưng người đảng viên trong phóng sự vẫn nói một câu thật gan ruột: “Mẹ! Mẹ không được la như thế! Đây không phải Đảng! Đảng ta không làm thế. Đảng không chủ trương thế này!”>
Đúng! Đảng không phải là những cán bộ công quyền làm xấu! Đảng chưa bao giờ chủ trương cái xấu. Nhưng Đảng cũng là một thực thể xã hội, cũng có ở trong đó những ung nhọt. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Đảng ta hiện nay còn những hạn chế, khuyết điểm nhưng chưa
bao giờ quên lời dạy ấy. Hơn 3 triệu đảng viên vẫn phần lớn là những con
người tâm huyết. Những kẻ dân chủ, cấp tiến lấy tư cách gì, lấy căn cứ
gì để phán “Đảng không còn như trước” mà đang suy thoái, biến chất? Sự
thật thì Đảng suy thoái, biến chất, hay chính họ đang suy thoái, biến
chất? Đành rằng những sự thất vọng, suy giảm niềm tin là có trong một bộ
phận nhân dân từ những yếu kém trong quản lý, điều hành, từ chưa thành
công của cuộc chiến chống tham nhũng nhưng không thể chỉ từ cảm nhận cá
nhân mà phủ nhận cả một Đảng.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến lần trò chuyện cùng “vị tướng già đầu
bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong” – Trung tướng Nguyễn Quốc Thước. Có thể
nói ông là một trong những lão thần thẳng thắn, bộc trực vô cùng và
cũng bức xúc vô cùng trước những khuyết tật của Đảng. Ông viết thư, viết
tâm thư bên xe lăn của vợ, ông gặp và đối thoại thẳng với Tổng Bí thư.
Nhiều cái còn chưa hài lòng. Nhiều cái dồn nén vì chuyển biến chậm.
Nhưng trải nghiệm của người lính từng vào sinh ra tử đủ cho ông hiểu đâu
là chân giá trị của tự do, dân chủ. Những kẻ nhân danh dân chủ thấy ông
hay nói thẳng tưởng có thể lợi dụng ông tạo dựng ngọn cờ, rủ ông đi
biểu tình – ông lắc đầu. Họ lại rủ ông ký vào các bản kiến nghị tập thể.
Ông cũng lắc đầu và cười mà rằng: “Cần gì thì tôi nói thẳng ý kiến cá
nhân của tôi, việc gì phải ký kết với ai”. Gạ gẫm mãi chẳng được vì lão
tướng quá “quách tỉnh”, bọn cáo chồn chơi bài “cáo mượn oai ùm” giả chữ
ký của ông trong một bức thư bênh vực tay tiến sĩ luật trở cờ Cù Huy Hà
Vũ. Nhưng rất kịp thời, lão tướng tung “chưởng” với chữ viết tay thông
báo ngay bức thư đó là giả mạo!
Trong cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi đã hỏi thẳng tướng Thước rằng, ông có còn niềm tin vào Đảng CSVN dù thực tế hiện nay còn không ít bất cập không? Vị tướng già trận mạc đã lặng đi hồi lâu rồi nói chậm rãi từng lời: “Chưa bao giờ niềm tin ấy, lý tưởng ấy phai nhạt trong tôi. Có người vì quá bức xúc mà bất mãn. Nhưng tôi nói, bất mãn với Đảng là hỏng. Đảng là tất cả chúng ta chứ không phải chỉ là một vài đồng chí lãnh đạo. Phê bình để Đảng mạnh lên chứ không phải là chống Đảng. Công luận, dư luận và lãnh đạo phải tỉnh táo, phân biệt những ý kiến đóng góp phê bình với mục đích xây dựng”.
Thế đó, những kẻ tự lội dòng nước ngược, quăng mình vào đen tối khi phản Đảng, trở cờ cũng là phản bội đồng đội, phản bội nhân dân. Họ đang tự vẽ thêm những vết nhơ nhuốc đen ngòm lên gương mặt bạc nhược của những kẻ phản bội Đảng – nơi đã cho không ít người một con đường, một cuộc sống, một vốn tri thức, một sự nghiệp và cả những gì đang có…
Trong cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi đã hỏi thẳng tướng Thước rằng, ông có còn niềm tin vào Đảng CSVN dù thực tế hiện nay còn không ít bất cập không? Vị tướng già trận mạc đã lặng đi hồi lâu rồi nói chậm rãi từng lời: “Chưa bao giờ niềm tin ấy, lý tưởng ấy phai nhạt trong tôi. Có người vì quá bức xúc mà bất mãn. Nhưng tôi nói, bất mãn với Đảng là hỏng. Đảng là tất cả chúng ta chứ không phải chỉ là một vài đồng chí lãnh đạo. Phê bình để Đảng mạnh lên chứ không phải là chống Đảng. Công luận, dư luận và lãnh đạo phải tỉnh táo, phân biệt những ý kiến đóng góp phê bình với mục đích xây dựng”.
Thế đó, những kẻ tự lội dòng nước ngược, quăng mình vào đen tối khi phản Đảng, trở cờ cũng là phản bội đồng đội, phản bội nhân dân. Họ đang tự vẽ thêm những vết nhơ nhuốc đen ngòm lên gương mặt bạc nhược của những kẻ phản bội Đảng – nơi đã cho không ít người một con đường, một cuộc sống, một vốn tri thức, một sự nghiệp và cả những gì đang có…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét