Trần Ái Quốc – Trung Quốc rộng vai nhưng hẹp lòng!
Vì giấc mộng Trung Hoa, Trung Quốc không từ bất cứ thủ đoạn nào, từ
việc sử dụng sức mạnh quân sự để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp
tại biển Đông đến việc ngụy tạo lịch sử để cố chứng minh rằng quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Buồn cười khi lấy cái mốc lịch sử là 1947
để so sánh với những bằng chứng lịch sử hàng ngàn năm của thế giới, lấy
những bằng chứng chắp nối không liên mạch để đi minh chứng cho cái
không có, cái vô lý mà với lợi thế về quân sự hùng mạnh, dùng sức mạnh
kẻ lớn để buộc những nước nhỏ hơn phải nghe theo.
Theo Giáo sư sử học Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngay từ khi cho quân đội đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, Trung Quốc đã huy động một lực lượng đông đảo các học giả tiến hành kê cứu và biên soạn một cuốn sách đồ sộ, ra sức chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà TQ gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền TQ.
Từ những năm 1980, bộ sách “Ngã quốc nam hải chư đảo sử liệu hối biên” (tập hợp các sử liệu về các đảo của nước ta ở vùng biển phía nam), dày 800 trang, nhanh chóng trở thành cơ sở lập luận chủ yếu cho các tuyên bố của Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Thực chất, cuốn sách này là những trò cắt xén tư liệu, giấu bối cảnh lịch sử, gán cho chúng những ý nghĩa mà bản thân chúng không có. Ví dụ trong sách Dị vật chí (ghi chép về những vật lạ), câu được chép ra là: “Trướng hải kỳ đầu thủy thiển nhi đa từ thạch…” (biển sóng triều dâng gập ghềnh đá ngầm, nước cạn mà nhiều đá nam châm…). Các tác giả giải thích rằng, Trướng hải là tên gọi biển Đông của người TQ thời đó và vùng đá ngầm dưới có từ tính nam châm là chỉ hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Hay có những đoạn trích khác chỉ là “nghe truyền rằng” biển lớn phía đông có Trường Sa thạch đường rộng vạn dặm… Những câu trích dẫn này thực ra chỉ là những ghi chép về các hiện tượng mà các tác giả cho là lạ, chứ hoàn toàn không có ý nghĩa gì về việc phát hiện, đặt tên đảo, nên không thể coi là chứng lý về chủ quyền. TQ hoàn toàn tay trắng với những chứng cứ lịch sử để khẳng định và thực thi chủ quyền, chỉ tập hợp những cái vá víu và to mồm lu loa lên mà thôi.
Theo Giáo sư sử học Vũ Minh Giang – Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngay từ khi cho quân đội đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, Trung Quốc đã huy động một lực lượng đông đảo các học giả tiến hành kê cứu và biên soạn một cuốn sách đồ sộ, ra sức chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà TQ gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền TQ.
Từ những năm 1980, bộ sách “Ngã quốc nam hải chư đảo sử liệu hối biên” (tập hợp các sử liệu về các đảo của nước ta ở vùng biển phía nam), dày 800 trang, nhanh chóng trở thành cơ sở lập luận chủ yếu cho các tuyên bố của Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Thực chất, cuốn sách này là những trò cắt xén tư liệu, giấu bối cảnh lịch sử, gán cho chúng những ý nghĩa mà bản thân chúng không có. Ví dụ trong sách Dị vật chí (ghi chép về những vật lạ), câu được chép ra là: “Trướng hải kỳ đầu thủy thiển nhi đa từ thạch…” (biển sóng triều dâng gập ghềnh đá ngầm, nước cạn mà nhiều đá nam châm…). Các tác giả giải thích rằng, Trướng hải là tên gọi biển Đông của người TQ thời đó và vùng đá ngầm dưới có từ tính nam châm là chỉ hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Hay có những đoạn trích khác chỉ là “nghe truyền rằng” biển lớn phía đông có Trường Sa thạch đường rộng vạn dặm… Những câu trích dẫn này thực ra chỉ là những ghi chép về các hiện tượng mà các tác giả cho là lạ, chứ hoàn toàn không có ý nghĩa gì về việc phát hiện, đặt tên đảo, nên không thể coi là chứng lý về chủ quyền. TQ hoàn toàn tay trắng với những chứng cứ lịch sử để khẳng định và thực thi chủ quyền, chỉ tập hợp những cái vá víu và to mồm lu loa lên mà thôi.
Chắp vá chứng cứ đã là một điều lừa đảo
trái với đạo đức và pháp luật quốc tế, trái với con đường xã hội chủ
nghĩa mà Trung Quốc đang dày công xây dựng, trái với “đạo nhân” mà Trung
Quốc đang rao giảng, nhưng vì “giấc mộng Trung Hoa” các nhà lãnh đạo
Trung Quốc đang sẵn sàng biến những điều “ngớ ngẩn” thành bằng chứng
hòng cướp trắng biển Đông của các nước có chủ quyền trên biển theo Công
ước quốc tế về Luật Biển năm 1982.
Ngoài việc hèn hạ lợi dụng tình hình ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ để cướp trắng Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, Trung Quốc còn liều lĩnh và ngạo ngược đến mức dùng vũ lực giết hại 64 anh hùng liệt sỹ quân đội nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng nhà giàn trên đảo Gạc Ma, Len Đao và Cô lin vào ngày 14/3/1988.
Ngoài việc hèn hạ lợi dụng tình hình ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ để cướp trắng Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, Trung Quốc còn liều lĩnh và ngạo ngược đến mức dùng vũ lực giết hại 64 anh hùng liệt sỹ quân đội nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng nhà giàn trên đảo Gạc Ma, Len Đao và Cô lin vào ngày 14/3/1988.
Với những đảo đã cướp được, chúng đang
tăng cường xây dựng các rặng san hô và các bãi đá ngầm thành các bãi nổi
để thành lập các khu đồn trú và hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa” về
đường lưỡi bò và âm mưu độc chiếm biển Đông, biến biển Đông thành sân
nhà của mình, qua đó thao túng con đường Hàng hải và Hàng không quan
trọng của Châu Á Thái Bình Dương.
Trung Quốc đang tích cực xây dựng trái
phép các bãi đá ngầm và San hô ngầm trên bãi đá Tư Nghĩa, thuộc cụm đảo
Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc đang tiến hành cải tạo đất
trái phép không phải trên 1 mà là 5 khu vực – đá Gạc Ma, đá Châu Viên,
đá Tư Nghĩa, đá Ga Ven và đá Én Đất – thuộc quần đảo Trường Sa của Việt
Nam. Nếu những đảo này được hoàn thành thì con đường hàng hải quốc tế sẽ
vô cùng khó khăn và Trung Quốc sẽ chi phối và biến biển Đông thành sân
nhà của riêng họ còn các nước có chủ quyền đối với biển Đông lại trở
thành những kẻ yếu thế hơn và phải phụ thuộc vào Trung Quốc trong các
vấn đề liên quan đến biển và kinh tế biển.
Ngoài việc tích cực xây dựng các bãi đá ngầm, biến các bãi đá ngầm
thành các bãi nổi để dễ bề thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông, việc
Trung Quốc tiếp tục cho quân đội đóng tại các bãi đá thộc chủ quyền Việt
Nam trên quần đảo Trường Sa đang vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế
và làm phức tạp, căng thẳng hơn tình hình trên biển Đông.
Và hiện nay, việc Trung Quốc đang tiếp
tục tiến hành duy trì Giàn Khoan nước sâu HD981 cùng hàng trăm tàu hộ
tống liên tục gây hấn trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam đang khẳng định các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang quyết
tâm theo đuổi và làm cho giấc mơ của Trung Quốc trở thành hiện thực. Dĩ
nhiên Mỹ và các nước có quyền lợi liên quan đến biển Đông sẽ không để
Trung Quốc được yên để thực hiện giấc mơ này, nhưng Trung Quốc quên mất
rằng đang thách thức dân tộc Việt Nam anh hùng, đang cướp đi những mét
nước thân yêu mà cha ông của dân tộc Việt đã giữ gìn và vun đắp. Trung
Quốc đang vừa ăn cướp vừa la làng trên biển Đông, vừa thể hiện văn hóa
của một kẻ chính nhân, vừa tráo trở, ngụy biện và lọc lừa như những tên
cướp biển, thậm chí chúng còn bẩn thỉu và vô đạo đức hơn cả những tên
cướp biển. Cái giá mà Trung Quốc phải trả là sự mất lòng tin của quốc tế
và Trung Quốc, sự sụt giảm nghiêm trọng về quan hệ đối ngoại giữa Trung
Quốc và các nước ASEAN, đặc biệt là nguy cơ về một cuộc chiến tranh để
giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông. Xin nhắc lại Việt Nam
có đầy đủ bằng chứng về lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, xin khẳng định rằng
Trung Quốc không có căn cứ gì để tranh chấp đối với chủ quyền biển đảo
đối với Việt Nam và các nước trong khu vực có liên quan. Là một nước
lớn, Trung Quốc nên tôn trọng luật pháp quốc tế, nên biết giới hạn của
mình đến đâu, đừng để phải trả giá vì sự ngạo ngược và manh động mà cha
ông họ đã phải nếm mùi trong lịch sử. Tuy nhiên có một thực tế chúng ta
cần nhìn nhận đúng, việc giàn khoan HD981 của Trung Quốc trước sau gì
cũng phải rút, nhưng những bãi đá nhân tạo và những căn cứ quân sự mà
Trung Quốc đang xây dựng thì sẽ tồn tại trên thực tế trong thời gian
tới, Trung Quốc đang chơi trò nghi binh để thu hút dư luận quốc tế tập
trung vào cái nhà giàn di động mà quên mất chúng đang hiện thực hóa
đường lưỡi bò bằng việc xây dựng các căn cứ nhà giàn, các khu đồn trú
trên biển Đông một cách liên tục. Xem ra việc Trung Quốc quyết tâm cướp
biển Đông đã là vấn đề hiện thực được khẳng định, vấn đề là sức mạnh của
lòng yêu nước và lẽ phải của dân tộc Việt Nam khi đấu tranh trên nghị
trường quốc tế sẽ như thế nào để buộc Trung Quốc phải chấm dứt ngay các
hành động vi phạm pháp luật và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Trần Ái Quốc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét