UPR là gì?
UPR – Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
(Universal Periodic Review) là cơ chế “kiểm soát” tình hình nhân quyền
của các quốc gia thành viên LHQ nhằm đảm bảo quyền con người được duy
trì và phát triển theo quy định của quốc tế.
Nội dung của
UPR quy định, cứ 4 năm một lần, tất cả 192 nước thành viên, đều phải
lần lượt thực hiện cơ chế rà soát tình hình nhân quyền của nước mình để
báo cáo trước Hội đồng Nhân quyền LHQ và các quốc gia thành viên. Tham
gia vào UPR chính là cơ sở để Việt Nam khẳng định bản lĩnh dân tộc, sự
ưu việt của chế độ XHCN, cũng như minh chứng thực tế tình hình nhân
quyền của Việt Nam trước LHQ và các quốc gia thành viên. Qua đó phủ định
những luận điệu truyên truyền bất lợi cho Việt Nam của các thế lợi thù
địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, chống phá cách mạng Việt Nam
thời gian qua, mang lại cái nhìn mới mẻ về tình hình nhân quyền Việt Nam
cho quốc tế. Gửi thông điệp về nhân quyền tới những cuồng vọng của Việt
Tân và lũ chấy Rận Việt ở trong và ngoài nước trong nỗ lực chống phá
cách mạng Việt Nam. Thực hiện cơ chế này, Việt Nam đã công khai tham gia
và thực hiện rà soát định kỳ nhân quyền 2 lần, lần thứ nhất diễn ra
ngày 8/5/2009. Theo quy định của LHQ, đến thời hạn 4 năm, nước được rà
soát phải có báo cáo quốc gia về tình hình nhân quyền cho các nước thành
viên để xin góp ý và thông qua các quyết nghị về tình hình nhân quyền.
Có thể khẳng định rằng UPR là cơ chế kiểm soát mới, rất hiệu quả, công
khai, dân chủ, minh bạch, bình đẳng, bất cứ nước thành viên nào cũng đều
phải rà soát về nhân quyền và các thành viên khác đề có quyền phát biểu
góp ý cho các nước khác. Quy chế này cũng quy định rằng các nước được
rà soát về nhân quyền phải có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu ý
kiến bình luận, nhận xét, khuyến nghị của các nước. Mặt khác, nước được
rà soát cũng có quyền từ chối không ủng hộ những khuyến nghị mà bản thân
nước đó thấy không hợp lý và nêu rõ lý do vì sao không ủng hộ, không
tiếp thu. Như vậy cơ chế này tạo hành lang pháp lý khá thông thoáng cho
vấn đề kiểm đinh nhân quyền của các quốc gia thành viên liên hiệp quốc.
Tuy nhiên, thời gian gần đây các đối tượng cơ hội chính trị ở Việt Nam
dưới sự kích động và tài trợ của Việt Tân đã thường xuyên tiến hành các
hoạt động lợi dụng nhân quyền để xâm phạm ANQG của Việt Nam. Chúng tiến
hành đào tạo, lập hệ thống các trang báo mạng như BBC, RFA, các trang
blog như dân làm báo, Quan làm báo, Chân dung quyền lực,…để tiến hành
viết các bài xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Trong đó tập
trung kích động, thuê người đóng giả dân oan tiến hành biểu tình tại một
số khu vực trọng điểm tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Trước chuyến thăm
của ông Ban-Ki-moon
đến Việt Nam, Việt Tân còn chỉ đạo cho các đối tượng côn đồ, giang hồ
của nhóm phản động NoU tiến hành đánh đập dã man một số đối tượng dân
chủ như Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến hòng âm mưu làm phức tạp tình
hình nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đã qua cơ chế rà soát
theo đúng quy định của UPR, đồng thời thực tiễn về tình hình nhân quyền ở
Việt Nam đã chứng minh những luận điệu của các thế lực thù địch là sai
lầm hoàn toàn. Những đánh giá của ông Ban-Ki-moon đã khẳng định điều đó.
Tuy nhiên,
điều nực cười là trong khi Hoa Kỳ là một nước xét về vấn đề nhân quyền
còn nhiều vấn đề, có thể khẳng định quyền con người ở Hoa Kỳ còn bị chà
đạp hơn ở Việt Nam. Những vụ xả súng ở trường học, những vụ giết người
hàng loạt ở Mỹ thời gian qua, những hoành hành của chủ nghĩa khủng bố đã
chứng minh điều đó.
Nhân quyền kiểu Mỹ (nguồn internet)
Thế nhưng
Mỹ lại cho mình cái quyền được áp đặt và đánh giá tình hình nhân quyền
của các nước khác, tuy nhiên đó là tầm vĩ mô. Còn ở tầm vi mô, một số
nhà dân biểu rẻ tiền của Mỹ thỉnh thoảng cũng được Việt Tân bỏ tiền ra
tổ chức vài cuộc điều trần về nhân quyền sau đó đưa ra những thông điệp
và tuyên bố gây bất lợi cho Việt Nam. Trong khi những vấn đề của các dân
biểu này tuyên bố chưa bao giờ được đưa vào những cuộc họp ở Hạ viện
của Hoa Kỳ. Tất cả những hoạt động trên đều nằm ngoài tầm kiểm soát của
UPR, và ít nhiều gây bất lợi cho sự phát triển của Việt Nam. Thực tiễn
nhân quyền ở Việt Nam đã chứng minh sự ưu việt của chế độ XHCN so với
CNTB. Xem ra Hoa Kỳ nên kiểm định, rà soát lại tình hình nhân quyền nước
mình, trước khi mở rộng tham vọng bình định, áp đặt nhân quyền lên các
nước khác.
Trần ái Quốc
(nendanchu2012)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét