22/6/15

Sự thật về tự do báo chí dưới thời Việt Nam Cộng hòa!

Chế độ diệt chủng tay sai Việt Nam Cộng hòa được đế quốc Mỹ dựng lên ở miền Nam sau năm 1954 để thay mặt Mỹ làm nhiệm vụ nô dịch và chia cắt lâu dài dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, sau khi “đào tạo và nhồi sọ Ngô Đình Diệm”, Mỹ ngay lập tức đưa Diệm về Sài Gòn, lập ngay lên chế độ độc tài gia đình trị nhà họ Ngô. Chính chế độ độc tài, hà khắc này đã biến miền Nam Việt Nam trở thành mảnh đất đau thương, thảm khốc, chết chóc, tiếng oán thán ngất trời bởi đạo luật 10/59 do Diệm ban hành, một đạo luật cho phép lính VNCH “lê máy chém” đi khắp miền Nam để giết hại đồng bào vô tội với châm ngôn “thà giết nhầm con hơn bỏ sót”. Chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm được dựng lên không thông qua tổng tuyển cử theo thỏa thuận tại Geneva, ngay Diệm khi lên nắm quyền đã tuyên bố một cách tráo trở rằng “sẽ không hề có tổng tuyển cử” mà Mỹ chỉ định Diệm sẽ làm tổng thống của VNCH, thống trị miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào. Từ những sự kiện lịch sử trên đã khẳng định rằng sự ra đời của chế độ VNCH chỉ là trò hề chính trị của đế quốc Mỹ, không hề được sự đồng thuận của nhân dân miền Nam, nên nó không có chính danh, không đại diện cho quyền lợi của ai. Chính điều này đã khẳng định và phủ nhận luôn những luận điệu tuyên truyền của lũ mọi rợ này khi cho rằng nhân dân miền Nam rất yêu quý Chính phủ quốc gia, trong khi ngày bại trận, những kẻ lãnh đạo cùng với quan thầy của ngụy quân, ngụy quyền đã bỏ chạy, cút khỏi miền Nam, bỏ lại con dân miền Nam không hề thương tiếc, đồng thời với tâm lý chiến của mình, chúng đã lôi kéo theo hàng triệu người dân vô tội bỏ mạng tại biển Đông trong cuộc tháo chạy lịch sử cuối tháng 4 năm 1975.
5-1_NPWK 
Một tờ báo dưới thời VNCH (nguồn internet)
Dưới thời Diệm, việc xuất bản báo chí ở miền Nam chỉ được ưu tiên giành cho những tờ báo thân Mỹ – Ngụy, phục vụ cho mục đích tuyên truyền “tâm lý chiến” còn tự do báo chí có thể khẳng định rằng không hề có. Diệm đã tước bỏ tất cả mọi quyền hạn dù là nhỏ nhất của người dân miền Nam, bất cứ ai cũng có thể bị bắt bớ, bỏ tù, giết hại nếu bị lính của Diệm nghi ngờ rằng đó là cộng sản, đang che dấu cộng sản hoặc có liên quan đến cộng sản. Việc đi lại, học tập, viết lách là điều vô cùng xa xỉ đối với nhân dân miền Nam, một nhà báo dưới thời Diệm đã từng mô tả “Ngành báo chí của chúng tôi luôn luôn bị áp bức, khủng bố. Hàng ngày, phải chịu trăm điều tủi nhục, bắt buộc phải viết những hàng chữ ngược lại với lòng mình, để hoan hô những cái điêu ngoa, giả dối, tàn ác, bất nhân của gia đình họ Ngô” [1] trừ con của quan lại quý tộc Mỹ và bè lũ quan chức VNCH. Sau này để xóa bỏ sự hà khắc của tự do báo chí dưới thời Ngô Đình Diệm, ngày 30/12/1969 Nguyễn Văn Thiệu đã thông qua Luật báo chí của VNCH tại Sài Gòn gồm 8 chương và 69 điều. Tuy nhiên trên thực tế, việc tự do báo chí dưới thời của Thiệu cũng chẳng khá khẩm hơn thời của Diệm bao nhiêu, bởi mặc dù Luật này tuyên bố rằng “tự do báo chí là quyền tự do căn bản trong chính thế VNCH” tuy nhiên, trên thực tế những điều luật này có những quy định vô cùng hà khắc về thủ tục hành chính cũng như giới hạn ký quỹ. Sau đó chính quyền VNCH đã bổ sung Luật này bằng Sắc luật 007/72, một đạo luật khắt khe hơn nhiều nhằm hạn chế các quyền tự do báo chí ở miền Nam Việt Nam. Tại sắc Luật này quy định số tiền các báo phải ký quỹ rất lớn làm nhiều báo không có tiền ký đành đóng cửa. Chính điều này làm cho các nhà báo tổ chức các cuộc biểu tình phản đối sự hà khắc của chế độ báo chí VNCH, các nhà báo gọi tự do báo chí ở VNCH là “ký giả ăn mày” tức những người không có tiền, muốn hoạt động nghề báo nhưng do chế độ hà khắc nên chẳng khác gì những kẻ “ăn mày”. Ngày 4.8.1972, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ra sắc luật 007, buộc mỗi tờ nhật báo phải ký quỹ tại Tổng nha ngân khố 20 triệu đồng (bằng 500 lượng vàng). Ngày 3.9.1972, Trần Tấn Quốc người sáng lập chủ bút báo ĐUỐC NHÀ NAM ra số báo cuối cùng, trên số báo này, ông nói lời tạm biệt với bạn đọc, tuyên bố tự ý đình bản và công kích gay gắt sắc luật 007. Đầu năm 1973, ông trở lại cộng tác với tờ Điện Tín. Sự có mặt của Trần Tấn Quốc đã làm cho tờ Điện Tín tăng số phát hành đến không ngờ. Ngày 10.10.1974, người ta thấy Trần Tấn Quốc đi đầu trong đoàn “Ký giả ăn mày”, một sự kiện đi vào lịch sử báo chí Việt Nam và làm chấn động dư luận quốc tế.
Chủ bút Đuốc Nhà Nam – Trần Tấn Quốc
Đạo luật này cũng có những quy định hà khắc như tờ báo nào bị tịch thu lần thứ hai do có bài vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng thì sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Trước khi có luật này, một tờ báo bình thường, mỗi tuần ít nhất cũng bị tịch thu một, hai lần; từ vụ xử đầu tiên theo sắc luật 007/72 (tờ báo đã bị đưa ra Tòa án Quân sự Mặt trận Biệt khu Thủ đô đầu tiên là Điện Tín ngày 18-8-1972) cho đến hết năm 1973 có tất cả 228 vụ tịch thu và truy tố báo chí. Trước đó khi chưa có sắc luật 007/72, từ tháng 12/1969 đến tháng 8/1972 có đến 5.000 vụ “vi phạm luật báo chí” cũ (luật 019/69) từ những minh chứng trên đã cho thấy chẳng hề có chuyện tự do báo chí dưới thời VNCH như những thông tin bịa đặt, xuyên tạc của một số kẻ bồi bút đang lợi dụng internet để tuyên truyền những luận điệu bất lợi cho Việt Nam.
Còn những tờ báo chính thống của VNCH chủ yếu đăng truyện dâm ô, nhục dục nhằm lôi kéo thị hiếu rẻ tiền của người đọc. Trong số những truyện feuilleton gợi tình trên báo chí VNCH thời ấy nổi lên tên tuổi của một số nhà văn, nhà báo sắc dục như Minh Đức Hoài Trinh, Lệ Hằng, Lê Xuyên, Trần Đức Lai… Trong đó truyện “Cậu Chó” của Trần Đức Lai là “rừng rực”, dữ dội hơn cả. Những câu chuyện  trên cực kỳ dâm ô, đầy tính chất hoang đường. Nhưng dưới thời VNCH lại trở thành món điểm tâm lớn cho một chế độ thối nát và những tên tay sai bẩn thỉu.
Nguồn: [1]. Tạp chí Bách khoa (Sài Gòn), số 165, ngày 15/11/1963, tr. 93 – 94

Trần Ái Quốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét