4/8/17

Bộ Ngoại Giao Đức có cảm thấy xấu hổ khi can thiệp và vu cáo an ninh Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Thật đáng buồn là người đại diện cho Bộ ngoại giao Đức - Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer khi đã có những phát ngôn gây bất lợi cho quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và CHLB Đức chỉ vì một tên tội phạm quốc tế Trịnh Xuân Thanh. Trong nỗ lực cuối cùng của mình, vào ngày 2-8 (sau 2 ngày Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú), chính phủ CHLB Đức cáo buộc tình báo Việt Nam liên quan đến một vụ việc được cho là bắt cóc một nguyên lãnh đạo dầu khí Việt Nam (Trịnh Xuân Thanh - PV) ở thủ đô Berlin, đồng thời yêu cầu một viên chức của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức rời nước này trong vòng 48 giờ.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Đức ra thông cáo chính thức trên website yêu cầu chính phủ Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức ngay lập tức để xem xét yêu cầu dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh của Việt Nam và đơn xin tị nạn ở Đức của ông này.
Cáo buộc của Bộ Ngoại giao Đức về sự kiện Việt Nam
Thứ nhất, tôi xin khẳng định thông tin mà báo chí Đức và BNG Đức khẳng định "Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc chỉ là tin vịt" và tin này chẳng hề có bức ảnh nào kiểm chứng, không hề có nhân chứng, và dĩ nhiên đây là trò hề của đám cờ vàng chống cộng do tên Trịnh Thanh Hiếu (blogger Người buôn gió) là kẻ đầu têu, chúng bịa ra và dắt mũi đám quan chức tha hóa của nước Đức để chúng đưa ra những phát ngôn gây sốc dư luận, âm mưu làm phức tạp tình hình.
Thứ hai, tôi thắc mắc vì chẳng hiểu tình báo nước Đức và cơ quan an ninh quốc gia Đức có cảm thấy xấu hổ hay không khi Trịnh Xuân Thanh đã được cáo buộc là tội phạm truy nã quốc tế và Interpol quốc tế đã ra lệnh truy nã toàn cầu, nhưng lực lượng cảnh sát Đức dường như vô cảm trước nỗ lực của Việt Nam và lực lượng interpol quốc tế. Đồng thời đáng buồn khi chính phủ Đức đang xem xét quyết định về vấn đề Trịnh Xuân Thanh xin tị nạn chính trị ở Đức, trong khi Trịnh Xuân Thanh là một tên tội phạm về kinh tế với hàng loạt các khoản thua lỗ làm thất thoát của chính phủ Việt Nam hàng ngàn tỷ đồng. Việc làm này của chính phủ Đức đã bao che cho "tội phạm quốc tế". Đã mặt dày như vậy mà ông Markus Ederer còn đe dọa Đại sứ Việt Nam rằng Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu ông Trịnh Xuân Thanh phải được phép trở lại Đức ngay lập tức, để yêu cầu dẫn độ và đơn xin tỵ nạn có thể được xem xét thể theo đúng tiến trình pháp lý. Hắn còn to mồm rằng  "Hệ quả của vụ việc hoàn toàn không chấp nhận được này là chúng tôi tuyên bố đại diện chính thức cho cơ quan an ninh Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức là người không được thừa nhận và cho phép ông 48 tiếng để rời khỏi Đức".
Tôi đánh giá rất cao quan điểm của BNG Việt Nam khi được hỏi về phát biểu của BNG Đức "tôi lấy làm tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2-8". Cách ứng xử của Việt Nam rất bình tĩnh và mềm dẻo. Và quả thực nếu chính phủ Đức dám trục xuất nhân viên ngoại giao của Việt Nam thì phía Việt Nam cũng sẽ không ngại ngần có những sự đáp trả xứng đáng. 
Tôi, một công dân Việt Nam lên án kịch liệt và vô cùng quan ngại trước hành động bao che cho tội phạm quốc tế của BNG và chính phủ Đức. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế và thể hiện sự thờ ơ của giới chức nước Đức đối với nỗ lực của Việt Nam và interpol quốc tế. Tôi cũng kịch liệt lên án về quan điểm phát biểu của ngài Markus Ederer, hành vi của ngài đã làm xấu mặt những người dân yêu chuộng sự thật và hòa bình của nước Đức, tôi thật sự cảm thấy xấu hổ vì ngài và các quan chức của ngài.
P/s: Đăng cái mông gái ngắm cho thích, ngắm cái bản mặt thằng tham nhũng Trịnh Xuân Thanh mãi thấy buồn nôn!

Trần Ái Quốc
Bài ăn cắp của anh Trần Ái Quốc bên nendanchu.com

Trịnh Xuân Thanh bị an ninh cộng sản bắt cóc???

Có thể nói rằng sự kiện của Trịnh Xuân Thanh đã làm tốn không ít giấy mực của báo giới cũng như tâm huyết của đám cờ vàng dân chủ khi cố ra sức suy diễn về một vụ bắt cóc "do an ninh, tình báo cộng sản làm"???? Tuy nhiên, cần khẳng định rằng sự kiện Trịnh Xuân Thanh bị bắt đã khẳng định chân lý "lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó thoát". Và trước những nghi ngại về việc có bắt được Trịnh Xuân Thanh hay không, cơ quan an ninh Việt Nam dù vì bất cứ lý do gì để bắt Trịnh về Việt Nam đầu thú thì cũng đáng được ca ngợi là tài ba và siêu giỏi.
Vào ngày 31/7/2017, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), hiện là bị can bị truy nã theo Quyết định số 20/C46-P12 ngày 19/9/2016 của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú. Việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú đã mở ra cánh cửa để làm rõ những vụ án và thắc mắc mà dư luận râm ran bấy lâu nay. Thế là sau Dương Chí Dũng, Giang Kim Đạt, giờ đây một lần nữa, Công an Nhân dân lại tiếp tục lập chiến công, thể hiện tài năng và bản lĩnh của mình, xứng đáng với sự kỳ vọng và niềm tin của quần chúng nhân dân.
Đơn xin tự thú của Trịnh xuân Thanh (nguồn: VTV)

Trong vô vàn những lý do mà Trịnh giãi bày về việc "trở về đầu thú", Trịnh có nói một câu rằng “Tôi thấy lo sợ trước kết luận về vi phạm của tôi và phải chịu trách nhiệm là người đứng đầu trong thua lỗ của PVC. Do lo sợ, suy nghĩ không hết, tôi đã quyết định trốn tại Đức. Trong thời gian này, cuộc sống trốn tránh bấp bênh, luôn lo sợ. Được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã về Việt Nam và ra đầu thú tại cơ quan an ninh điều tra để được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước và pháp luật”. Có thể tâm sự của Trịnh Xuân Thanh là thật, nhưng có thể nói rằng không loại trừ một lý do mà ai cũng có thể đoán ra, đó chính là để làm thua lỗ được hơn 3.300 tỷ đồng tại PVC, để được bổ nhiệm hàng loạt các chức vụ tại Bộ Công Thương, và có tiền để tiêu xài, mua hàng loạt các bất động sản và vô vàn các tài sản khác, không chỉ mỗi bàn tay của Trịnh Xuân Thanh có thể làm được. Vậy thì việc gì Trịnh phải chịu khổ một mình trốn chui, trốn nhủi như một con chó ở xứ Mẹt xe đì, sự trở về của Trịnh sẽ khiến nhiều kẻ "tim đập, chân run". Đó là những kẻ đồng phạm của Trịnh Xuân Thanh trên con đường tha hóa và cả những ai o bế, tiếp tay cho Thanh trên con đường thăng tiến và phạm tội.
Sự trở về của Trịnh Xuân Thanh dù bất cứ lý do gì cũng sẽ mở ra một bước tiến mới cho công tác điều tra, kết luận làm rõ vụ án, và tiếp nối sẽ có hàng loạt cán bộ, quan chức sẽ phải hầu tòa vì thói quen "vơ vét của của công" để làm giàu túi tư. Sự việc này cũng sẽ mở ra một bước tiến mới cho con đường đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, hiện thực hóa quyết tâm chống tham nhũng của đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng với câu nói “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”.
Trần Ái Quốc