24/5/15

Rận chủ Việt – Đừng lợi dụng âm nhạc để hoạt động chính trị!

Khi viết về âm nhạc Việt Nam ở cả hai đầu chiến tuyến, Nguyễn Ngọc Già, một tên bồi bút đần độn và ngu dốt đã hết lời ca ngợi vai trò của nhạc Muồi hay còn gọi là nhạc vàng, thứ nhạc đã gắn liền với những kẻ ở bên kia chiến tuyến suốt cả quãng đời dài, và bây giời, qua mạng lưới âm nhạc được đầu tư hoành tráng của trung tâm ASIA Thúy Nga, một số kẻ vẫn lợi dụng sân khấu âm nhạc để gợi nhớ về một thời của chế độ tàn độc Việt Nam Cộng hòa, cái chế độ đã cam tâm làm tay sai cho giặc Mỹ, bắn giết đồng bào ta không tiếc tay. Thế nhưng trong tâm khảm của những kẻ làm công việc kinh doanh dân chủ thì cái chế độ cờ vàng này có vẻ là thứ mà chúng tôn sùng như chính dã tâm của chúng. Đến mức Trương Duy Nhất, một blogger không tên tuổi nhắc đi nhắc lại điệp khúc “ngày 30.4 hàng năm là ngày quốc hận”, không biết hận thù còn ăn sâu vào tiềm thức của những kẻ lầm đường lạc lối này đến bao giờ nữa, trong khi những người có quyền được hận thù thì đã gác lại quá khứ, cùng nhau góp sức mình xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Thực ra tác giả cũng là người hay nghe những bài nhạc vàng, có thể nói về âm điệu và ca từ của một số bài rất dễ đi sâu vào lòng người bởi sự du dương và ngọt ngào của nó. Tuy nhiên, nếu bàn về nghệ thuật đúng nghĩa thì nhạc vàng hay gọi là nhạc muồi là thứ sản phẩm âm nhạc nghiêm túc và đáng được trân trọng, chúng ta có thể nhắc đến ở đây những sản phẩm âm nhạc nổi tiếng là những bài hát đã đi cùng năm tháng như “cô hàng xóm”; tiếng hát chim đa đa; Chim sáo ngày xưa,…đi kèm với đó là những tên tuổi rất thành danh được nhân dân trong và ngoài nước mến mộ như Quang Linh, Quang Lê, Chế Linh,…những sản phẩm âm nhạc của họ làm ra được công chúng đón nhận và đánh giá cao.
nhạc mùiTrung tâm Thúy Nga ASIA và những hoạt động lợi dụng âm nhạc để tuyên truyền các luận điệu phản động
Tuy nhiên nói như Nguyễn Ngọc Già, khi hắn tuyệt đối hóa vai trò của nhạc muồi, ừ thì mặc xác hắn, nhưng tác giả cảm thấy chướng tai, gai mắt khi hắn dám xúc phạm đến âm nhạc Việt Nam đương đại, đặc biệt là những ca khúc nhạc tiền chiến. Nguyễn Ngọc Già nói như sau: “Âm nhạc không nên dung chứa sự hận thù, đố kỵ, bon chen hay chém giết. Thậm chí không thể nào hiểu nổi một “bài hát” của một ông mang danh “nhạc sĩ”, có tên Nguyễn Đình Thi còn đưa vụ “giết bầy chó” vào trong nhạc qua bài “Diệt Phát Xít” [9] (!). Quá kinh hãi! Không biết bài gọi là “nhạc” này có ám ảnh người dân cho đến ngày nay với nạn trộm chó và giết người trộm chó không nữa (!). Hy vọng là không phải như thế, nhưng nhiều người có lẽ vẫn bị ám ảnh với”Tiến Quân Ca” trong đó người ta đòi đi trên “đường vinh quang xây xác quân thù” nghe khá hung tợn và man rợ?!” Khi đọc những ngôn từ trên, tác giả có thể khẳng định rằng, thằng cha Nguyễn Ngọc Già này cũng như bè lũ rận chủ chỉ toàn là lũ thất học. Lý do vì sao thất học, vì Nguyễn Ngọc Già chả hiểu cái đếch gì về âm nhạc cả, muốn thưởng thức âm nhạc đòi hỏi ít nhất cũng phải có được tâm hồn trong sáng, thanh cao, thưởng thức nghệ thuật là để làm cho đầu óc thư thái, thư giãn đầu óc sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng đối với những kẻ dùng âm nhạc để mưu cầu mục đích chính trị thì âm nhạc từ nghệ thuật tự nhiên trở thành một thứ công cụ đắc lực phục vụ cho những kẻ đầu cơ chính trị phun trào những luận điệu sằng bậy. Nguyễn Ngọc Già cũng vậy, hắn dùng âm nhạc để kinh doanh chính trị, do vậy hắn có biết thưởng thức là gì đâu. Hơn nữa, hắn còn không hiểu nổi môt chút xíu về nguyên lý của chủ nghĩa Mác Leenin, cái mà hắn đang tập trung để phê phán này nọ. Khi đánh giá về bài Tiến Quân Ca của cố nhạc sĩ Văn Cao, cần phải đặt hoàn cảnh sáng tác và điều kiện lịch sử cụ thể mới có thể hiểu được sự oai hùng và ý nghĩa đúng của ca từ. Cái giá của độc lập tự do phải đổi bằng xương, máu của nhân dân, bằng sự hy sinh vô cùng của nhân dân Việt Nam, kẻ thù đến xâm lược, cướp đi những quyền cơ bản của người dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam phải vùng lên để đấu tranh, phải đánh bại chúng để giành lại những quyền cơ bản cho mình. Câu hát phản ánh đúng yêu cầu bức thiết của cuộc chiến, con đường độc lập tự do chỉ có thể giành lại được bằng cách đập tan mọi sức mạnh xâm lược của các thế lực thực dân, đế quốc. Đến tận bây giờ, mỗi khi được vinh dự hát Quốc Ca Việt Nam, tôi vẫn cảm thấy một cảm giác sung sướng, tự hào khi hát bài Tiến Quân Ca của cố nhạc sỹ Văn Cao, chẳng có gì gọi là hung tợn và man rợ như Nguyễn Ngọc Già nói.
Trong nghệ thuật có hai khuynh hướng, “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”. Những bài hát nhạc muồi cũng có những đóng góp nhất định trong nghệ thuật âm nhạc, tuy nhiên, khi gán cho nó mưu toan chính trị thì nó trở nên thô thiển và mất giá trị. Mới đây, khi nghe chàng ca sĩ nhạc muồi Đan Nguyên hát bài “Việt Nam tôi đâu” mà thấy tiếc thay cho chàng ca sĩ này. Một vóc dáng phong trần, một giọng hát lạ, được lòng công chúng, nhưng tiếc thay bị lợi dụng vào mưu đồ chính trị cho một tàn dư của chế độ Việt Nam Cộng hòa, thật tiếc, giá mà chàng ca sĩ này tỉnh táo hơn thì có lẽ cũng đã được công chúng Việt Nam đón nhận nhiệt tình. Thật nực cười khi gào lên “Việt Nam tôi đâu”? Trong khi Việt Nam được gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thừa nhận, đang từng bước phát triển vững mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu, một Việt Nam có hình hài cụ thể trên bản đồ thế giới, vậy mà vẫn gào lên “Việt Nam tôi đâu” , tất nhiên ai cũng hiểu ông nhạc sĩ này muốn bênh vực và kêu gọi cho cái chế độ bần tiện Việt Nam Cộng hòa, nhưng dư luận thừa biết bản chất hung tàn và tội ác ngút trời của chế độ Diệm, Thiệu, Minh, nên chẳng có gì phải bênh vực, chẳng có gì phải gào to lên như thế. Và Nguyên Ngọc Già nếu có điều kiện nên đi học tiểu học đi để các nhà giáo dạy lại cho biết cách làm người, ăn nói một cách ngu si mà đòi làm chính trị e là chưa đủ tuổi./.
Trần Ái Quốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét