3/2/16

Những biến động khu vực và thế giới thời gian diễn ra Đại hội XII

MỘT VÀI ĐỘNG THÁI MỚI ĐÁNG CHÚ Ý:

Tập trung vào diễn biến của Đại Hội XII, chúng ta đã ít để ý đến một số động thái mới của khu vực, liên quan tới quan hệ Mỹ - ASEAN và tình hình Biển Đông. Đó là:
1. Ngày 24/01/2016, một vụ đánh bom nhằm vào một chiếc xe của người Trung Quốc đã xảy ra tại tỉnh Xaysomboun - Lào lúc 8h sáng, giờ địa phương. Đại sứ quán Trung Quốc tại Lào đã xác nhận thông tin, có 2 người Trung Quốc thiệt mạng và 1 người bị thương.
Cùng ngày, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Lào, một chuyến thăm hiếm hoi.
Dù Lào là quốc gia duy nhất trong Khu vực Đông Nam Á không có biển, nhưng nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ, người đứng đầu Chính phủ Lào là Thủ tướng Thongsing Thammavong đã đưa ra tuyên bố: "Sẽ hỗ trợ Mỹ chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông.
Năm 2016, Lào sẽ giữ ghế Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
2. Trong khi đó, ngày 25/01/2016 trong chuyến thăm Campuchia (trong thời gian này, ngoại trưởng Mỹ thăm 3 nước, lần lượt là Lào - Campuchia - Trung Quốc), John Kerry đã không thuyết phục được lãnh đạo Campuchia cam kết tương tự (hỗ trợ Mỹ chế ngự Trung Quốc) tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN sẽ được tổ chức tháng 2 tới đây tại Mỹ.
3. Năm 2015, số vốn đầu tư cũng như viện trợ của Trung Quốc đổ vào Lào và Campuchia đều đạt mức kỷ lục, đồng thời với đó là hợp tác về quân sự, giáo dục đào tạo cũng được tăng cường lên mức cao nhất, Trung Quốc "giúp" Lào và Campuchia đào tạo hàng loạt quan chức và các sỹ quan quân đội, cảnh sát.
Kèm theo đó, dù không có điều khoản nào quy định nhưng chắc chắn chính sách của Lào và Campuchia sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện tại, làn sóng di dân thông qua cung cấp lao động làm việc ở các dự án của Trung Quốc ở 2 quốc gia này đang diễn ra khá ồ ạt. Đáng chú ý là có hàng vạn lao động Trung Quốc làm việc tại các dự án sát biên giới Việt Nam.
4. Trước việc lãnh đạo Đài Loan sắp nghỉ hưu Mã Anh Cửu ra thăm đảo Ba Bình ở Trường Sa (chiếm đóng trái phép của Việt Nam) - Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT), thực chất là một cơ quan đặc biệt của Mỹ đóng tại Đài Loan đã ra thông điệp chỉ trích "đây là hành động cực kỳ vô ích và không góp phần giải quyết các tranh chấp trên tuyến đường thủy này".
5. Trước đó, Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố "Việt Nam hoan nghênh tất cả các bên, tất cả các quốc gia và quốc tế tham gia giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và tôn trọng toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam".
Lưu ý: Việt Nam không hề tuyên bố ủng hộ Mỹ "tuần tra trên Biển Đông" mà chỉ tôn trọng tự do hàng hải qua Biển Đông theo Luật Biển quốc tế.
=====
Có thể nói, hiện trạng Biển Đông đang trong tình trạng "loạn 12 sứ quân", và Mỹ bắt đầu đến lúc giãy giụa điên cuồng hơn với nhiều những tính toán khác nhau khi vị trí độc tôn của chú Sam đang bị đe doạ nghiêm trọng.
Với với vị trí địa chính trị đã tạo ra "lời nguyền địa lý" đối với vận mệnh dân tộc, để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ lãnh hải - Việt Nam luôn cần phải có cái đầu lạnh và trái tim nóng.
Điều đó cần cả ở từ mỗi con dân nước Việt cho tới những lãnh đạo cao nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét