Vụ máy bay rơi- LÊ XUÂN NGHĨA CHẮC CHẮN PHẢI BỊ ĐIỀU TRA!

Hẳn bạn đọc còn nhớ, Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng
thừa ủy quyền của Bộ Quốc phòng cuối năm 2016 đã thông tin về nguyên nhân 4 vụ
rơi máy bay trong năm 2016. Đó là: vụ rơi máy bay Su30 MK2, số hiệu 8585 trên
vùng biển Nghệ An ngày 14-6; vụ rơi máy bay CASA 212 số hiệu 8983 trên vịnh Bắc
Bộ ngày 16-6; vụ rơi máy bay L39 khi đang bay huấn luyện tại Phú Yên ngày 26-8
và vụ rơi máy bay trực thăng EC 130T2 số hiệu VN T8632 ngày 18-10 tại Bà Rịa -
Vũng Tàu.
Về nguyên nhân, Thiếu tướng Hoàng cho biết
"Công tác
lãnh đạo chỉ đạo an toàn bay có vấn đề, do lỗi chủ quan. Thực tế, trước năm
2014, có ít vụ tai nạn máy bay nên có tâm lý chủ quan trong bảo đảm an toàn
bay, rút kinh nghiệm chưa đến nơi đến chốn, chưa cụ thể.
Việc kiểm tra công tác an toàn bay cũng còn đơn giản,
không kịp thời; đào tạo cán bộ chưa cơ bản; đánh giá và sử dụng một số vị trí
không đúng năng lực; nhận thức về công tác bảo đảm an toàn bay là chưa đúng với
yêu cầu."
“Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã đề ra biện pháp, trước hết là kiểm điểm
trách nhiệm của cá nhân cơ quan đơn vị, kỷ luật hơn 40 đồng chí, trong đó có 2
sĩ quan cấp tướng."
Ông Hoàng cũng cho rằng do vấn đề mất an toàn bay
là một nguy cơ, nếu không xử lý một cách rốt ráo nghiêm túc thì còn xảy ra.
Từ thông tin trên, có thể thấy, dù đã được Quân ủy
TW và Bộ Quốc phòng quán triệt, chỉ đạo sau sự cố rơi máy bay trong năm 2016
nhưng khi nói trên báo chí (Ở bài “Vì những chuyến bay an toàn, thắng lợi: Tuầntra, bảo vệ sân bay" http://phongkhongkhongquan.vn/2832/tuan-tra-bao-ve-san-bay.html
) thì rất hay nhưng trên thực tế thì công tác an toàn bay ở Sân bay Sao Vàng
quá ư luộm thuộm, không khác gì cái chợ làng!
Theo quy định thì khu vực đỗ máy bay luôn phải được lực lượng Vệ binh bảo vệ chặt chẽ 24/24 giờ. Khi ban bay trước đã kết thúc, lực lượng Kỹ thuật thực hiện xong nhiệm vụ và bàn giao lại cho Vệ binh. Máy bay lúc đó đã được niêm phong và nhiệm vụ của chiến sĩ Vệ binh là bảo vệ an toàn cho mục tiêu mình đã tiếp nhận. Để làm tốt công việc, chiến sĩ không chỉ được huấn luyện nêu cao tinh thần cảnh giác, kỹ năng bám sát mục tiêu và xử lý tình huống mà vũ khí trang bị cũng luôn sẵn sàng. Khu vực để máy bay là mục tiêu không được mất, chính vì vậy trong quá trình canh gác, chiến sĩ vệ binh được trang bị cả băng đạn sẵn sàng xử trí các tình huống xảy ra. Ở những vị trí canh trực thường được bố trí điện thoại, nếu không sẽ có kẻng. Trong mỗi ca trực, cán bộ của Đại đội Vệ binh sẽ thay nhau đi kiểm tra việc canh trực của chiến sĩ. Ngay cả cán bộ trong đơn vị, muốn vào khu vực đó cũng phải nắm được mật khẩu.
Theo quy định thì khu vực đỗ máy bay luôn phải được lực lượng Vệ binh bảo vệ chặt chẽ 24/24 giờ. Khi ban bay trước đã kết thúc, lực lượng Kỹ thuật thực hiện xong nhiệm vụ và bàn giao lại cho Vệ binh. Máy bay lúc đó đã được niêm phong và nhiệm vụ của chiến sĩ Vệ binh là bảo vệ an toàn cho mục tiêu mình đã tiếp nhận. Để làm tốt công việc, chiến sĩ không chỉ được huấn luyện nêu cao tinh thần cảnh giác, kỹ năng bám sát mục tiêu và xử lý tình huống mà vũ khí trang bị cũng luôn sẵn sàng. Khu vực để máy bay là mục tiêu không được mất, chính vì vậy trong quá trình canh gác, chiến sĩ vệ binh được trang bị cả băng đạn sẵn sàng xử trí các tình huống xảy ra. Ở những vị trí canh trực thường được bố trí điện thoại, nếu không sẽ có kẻng. Trong mỗi ca trực, cán bộ của Đại đội Vệ binh sẽ thay nhau đi kiểm tra việc canh trực của chiến sĩ. Ngay cả cán bộ trong đơn vị, muốn vào khu vực đó cũng phải nắm được mật khẩu.
Thế thì hà cớ gì anh Đỗ Hữu Hằng, tức Lê Xuân Nghĩa
lại được ra vào tự do, vào tận khu để máy bay, chụp những tấm hình anh ta sờ
tay vào tên lửa, trèo lên máy bay… rồi tung lên mạng?
Ở bài
trước của Aolang với tiêu đề HÀNH VI CỦA ĐỖ HỮU HẰNG TỨC LÊ XUÂN NGHĨA CHỤP ẢNH SÂN BAY
SAO VÀNG RỒI TUNG LÊN MẠNG CẦN ĐƯỢC XỬ LÝ NGHIÊM, sau khi đăng lên,
đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ của độc giả. Chúng tôi đồng tình với ý
kiến của bạn đọc Nguyễn Đức Kiên trên Aolang, nguyên văn như sau
“Nguyễn Đức Kiên02:04 27
tháng 7, 2018
Vụ máy bay rơi hôm nay,
Cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân.
Song với những thông tin
trong bài này cho thấy Công tác Bảo vệ An ninh sân bay Sao Vàng có vấn đề!
Tôi chưa dám kết luận Đỗ
Hữu Hằng có liên quan đến vụ máy bay rơi hôm nay.
Nhưng rõ ràng các đ/c
trong Đại đội Cảnh vệ của đ/c Nguyễn Mạnh Hùng đã vi phạm pháp luật. Nếu đã cho
tên Đỗ Hữu Hằng tự do vào ra sân bay, chụp ảnh tung lên mạng thì trước hoặc sau
đó, Đại đội cảnh vệ có thể cho người khác vào ra tự do như vậy.
Đề nghị cơ quan An ninh
Điều tra Quân đội khi điều tra nguyên nhân máy bay rơi hôm nay đừng bỏ sót
hướng điều tra này.
Nếu có dấu hiệu về sự
liên quan giữa Đỗ Hữu Hằng với sự kiện máy bay rơi hôm nay thì cần khởi tố vụ
án hình sự để điều tra.”
Tuy vậy, có một vài bạn
(Chắc là thành viên Nhóm VHK của Le Xuan Nghia) dù muốn bênh che cho Nghĩa
nhưng chỉ biết chửi đổng, lạc đề, không hề biết đưa ra các căn cứ pháp lý để phản biện.
Cách đây 3 ngày, bạn
Hoàng Ngân Thương- đại diện của Google.tienlang cũng đã còm thẳng ở nhà Le Xuan Nghia đại ý, cậu ta cùng nhóm VHK giở trò trẻ trâu, tấn công cá nhân Thương
cùng Nhóm PV nhưng Thương không chấp. Tuy vậy, dù là trẻ trâu
nhưng khi cậu ta vi phạm pháp luật thì buộc Thương phải lên tiếng.
Bạn Hoàng Ngân Thương đã
nói rất đúng “Theo tui nghĩ, dù Đỗ Hữu Hằng tức Le Xuan Nghia không liên quan
đến vụ máy bay rơi thì chỉ riêng việc vô sân bay quân sự, chụp hình tung lên
mạng đã là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải xử lý.
Xử lý cả người cho anh ta
vô sân bay...
Còn nếu có dấu hiệu có sự
liên quan thì bắt buộc phải khởi tố vụ án hình sự.
Chúng ta nói là phải có
căn cứ pháp luật. Lê Xuân Nghĩa hoặc bất cứ ai muốn bênh che cho Đỗ Hữu Hằng,
tức Le Xuan Nghia và cho rằng anh ta KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT thì xin cứ phát
biểu. Thương sẵn sàng tranh luận.”
Thế nhưng đã 3 ngày trôi
qua, Le Xuan Nghia và đồng bạn VHK của anh ta không thể đưa ra ý kiến phản
biện. Và từ đó đến nay, nick Le Xuan Nghia dường như còn đang bấn loạn, không
hề cập nhật bài mới. Stt gần nhất, Le Xuan Nghia đăng ngày 23 Tháng 7 lúc 06:54!
Aolang xin nhắc lại các quy định của pháp luật liên quan.
Khoản 2 Điều 20 QUYẾT
ĐỊNH số 2649/1999/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ có quy định rõ.
“Cấm quay phim chụp ảnh
Khu vực cấm. Trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của cấp trên đơn vị quản
lý trực tiếp cho phép và chỉ thực hiện những nội dung phục vụ công tác chuyên
môn. Không đưa tin các Công trình quốc phòng, khu quân sự loại 1 và 2 trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trường hợp cần đưa tin phải được Thủ trưởng Bộ
Tổng Tham mưu hoặc Thủ trưởng cấp quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, Bộ tư
lệnh Biên phòng và tương đương cho phép, cơ quan Bảo vệ an ninh cùng cấp xét
duyệt về nội dung cần đưa tin.”
Vậy thế nào là “Khu vực
cấm”? Sân bay quân sự chính là khu vực cấm, quy định tại Điểm 2 Điều 2 QUYẾT
ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 160/2004/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 9 NĂM 2004 VỀ
VIỆC XÁC ĐỊNH KHU VỰC CẤM, ĐỊA ĐIỂM CẤM.
Trích,
"Điều 2. Khu vực
cấm, địa điểm cấm gồm,
2. Các khu vực công
nghiệp quốc phòng, công an; các khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội
nhân dân, doanh trại công an nhân dân, sân bay quân sự, quân cảng, kho vũ khí
của quân đội nhân dân, công an nhân dân."
Sân bay quân sự Sao Vàng
là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của Không quân nhân dân Việt
Nam, thực hiện chức năng bảo vệ và canh giữ không phận, hải đảo khu vực phía
Bắc. Hiện nay, đây cũng là căn cứ của loại máy bay hiện đại nhất không quân
Việt Nam Sukhoi Su-30.
Như vậy, dù hành vi của
Đỗ Hữu Hằng, tức Le Xuan Nghia không là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ rơi máy
bay Su-22 ngày 26/7/2018 chăng nữa thì riêng hành vi vô sân bay quân sự, chụp
hình, tung lên mạng đã là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, của cả Le Xuan Nghia
và của cả sân bay. Muốn biết hành vi của Le Xuan Nghia với hậu quả máy bay rơi có
mối quan hệ nhân quả hay không thì bắt buộc cơ quan An ninh Quân đội phải vào
cuộc.
Đó là điều chắc chắn!
Lê Hương Lan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét