Câu chuyện ứng viên chức Chủ
tịch UBND tỉnh Nghệ An đang khiến dư luận, báo chí xôn xao trong thời
gian qua.
Theo
thông tin báo chí đăng tải, thường vụ tỉnh ủy Nghệ An đã họp thống nhất
giới thiệu ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng,
Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh vào chức danh Chủ
tịch UBND tỉnh thay thế ông Nguyễn Xuân Đường sắp nghỉ hưu.
Qua
tìm hiểu, ông Thái Thanh Quý sinh ngày 19/04/1976 trưởng thành từ công
tác Đoàn và phong trào thanh niên, đảm nhiệm chức vụ Bí thư Đoàn Khối
các cơ quan tỉnh giai đoạn 09/2003-09/2006.
Tháng
10 năm 2010, ông Thái Thanh Quý trên cương vị Bí thư tỉnh đoàn Nghệ An
được bầu vào Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Nghệ An khóa XVII (Nhiệm kỳ 2010 -
2015). Chỉ hai năm sau, ngày 03/8/2012, ông Quý được điều động đến công
tác tại Huyện Nam Đàn, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và
giữ chức Bí Thư Huyện ủy Nam Đàn, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Đến tháng10/2016, ông Thái Thanh Quý được điều động giữ chức Chánh Văn phòng Tỉnh ủy nhưng chỉ đảm nhiệm chức danh này một năm.
Ngày 9/9/2017,
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ điều động, phân công đồng chí Thái Thanh Quý - Uỷ
viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ đến nhận công tác tại Ban Dân vận Tỉnh
uỷ và giữ chức Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ.

Ông Thái Thanh Quý. Ảnh Internet
Trước
đó, vào tháng 1 năm 2016, tại Đại hội XII của Đảng, ông Thái Thanh Quý
được bầu vào 1 trong số 20 ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương
Đảng. So với những ủy viên dự khuyết Trung ương được tạo nguồn và phát
triển hiện nay, ông Thái Thanh Quý được đánh giá là phát triển vượt bậc
khi được lựa chọn vào vị trí Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong
khi đó, một ủy viên dự khuyết Trung ương cùng thời điểm với ông Quý là
ông Nguyễn Văn Thắng, sinh năm 1973, là Tiến sỹ Kinh tế - Chủ tịch HĐQT
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam(Vietinbank) nhưng vừa qua ngày
13/7/2018, ông Thắng được Bộ Chính trị luân chuyển về tham gia Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh (nhiệm kỳ 2015 - 2020) và được
bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XII, cũng chưa được
bổ nhiệm ngay vị trí Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều
này thể hiện việc Trung ương đã thực hiện đúng kết luận của Tổng Bí thư
tại Hội nghị Trung ương 7 khoá XII "có kế hoạch, biện pháp đào tạo, bồi
dưỡng, rèn luyện, thử thách đối với các Ủy viên dự khuyết Trung ương
Đảng", Ban chấp hành Trung ương đã điều động và bố trí một số đồng chí
Uỷ viên dự khuyết Trung ương đảng vào các vị trí phù hợp để có điều kiện
rèn luyện và thử thách để khẳng định mình.
Và
câu chuyện đề nghị bổ nhiệm thẳng từ chức danh Trưởng Ban Dân vận tỉnh
ủy lên Chủ tịch UBND tỉnh khiến dư luận xôn xao bởi lẽ, ông Thái Thanh
Quý mới kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện (Bí thư huyện ủy Nam Đàn)
nhưng chưa kinh qua chức danh Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp tỉnh, chưa
kinh qua điều hành và quản lý kinh tế như thường lệ?
Thực
tế Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số đứng thứ 4
toàn quốc, tình hình kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn thu không đủ bù
chi. Năm 2017 thu 12.030 tỷ đồng, chi 22.755 tỷ đồng. Hàng năm, tỉnh
Nghệ An đang cần trợ cấp của Trung ương khoảng 10 ngàn tỷ đồng.
Vì
thế, tỉnh Nghệ An hiện rất cần những lãnh đạo có tư duy đổi mới và giàu
kinh nghiệm quản lý kinh tế để lãnh đạo, quản lý và điều hành giúp tỉnh
phát triển.
Về tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh, ngày 4-8-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 90-QĐ/TW của Bộ Chính trị, quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo đó, tiêu chuẩn Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải bảo đảm đầy đủ khung tiêu chuẩn chung hoặc tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ, kiến thức toàn diện về pháp luật và quản lý hành chính nhà nước; am hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của địa phương và đất nước. Chủ tịch UBND tỉnh cần có năng lực cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy, hội đồng nhân dân thành chương trình, kế hoạch của ủy ban nhân dân và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh phải có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn thuộc quyền và ủy ban nhân dân cấp dưới; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến quản lý nhà nước ở địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh phải có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các thể chế, cơ chế, chính sách phát triển địa phương.
Cuối cùng, người làm Chủ tịch UBND tỉnh phải đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và kinh qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một trong các chức danh phó chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét