Hoan hô lãnh đạo Bộ Công an!
Cải cách giáo dục và những “tiền lệ”
“Cải cách
giáo dục” đã mang lại rất nhiều hiệu ứng tích cực, nhưng bên cạnh đó
cũng gây ra nhưng hệ lụy, những câu chuyện cười ra nước mắt của những
người may mắn được thừa hưởng thành quả của đợt thử nghiệm cải cách. Từ
chuyện người nhà thí sinh ở Nghệ An thuê xe cấp cứu 115 đi từ Nghệ An ra
Hà Nội để xin rút và nộp hồ sơ cho con, đến chuyện rối loạn trong nộp
hồ sơ xét tuyển tại các trường đại học trọng điểm tại Hà Nội. Và những
câu chuyện xét tuyển của em Bùi Kiều Nhi ở Quảng Bình, em Nguyễn Đức Ngà
ở Nghệ An đều là những nhân tố trẻ có tài năng và tâm huyết với con
đường đại học mà mình đã ấp ủ. Những mảnh đời bất hạnh với nhiều éo le
đã được lãnh đạo Bộ Công an xem xét, chiếu cố và giải quyết thể hiện sự
nhân văn, tình người và sự ghi nhận đối với sự cố gắng của những nhân
vật trên.
Sau em Bùi Kiều Nhi, lãnh đạo Bộ Công an cho phép em Nguyễn Đức Ngà nhập học tại Học viện CSND
Chuyện em
Bùi Kiều Nhi ở Quảng Bình (đạt 29 điểm khối C) và em Nguyễn Đức Ngà ở
Nghệ An (đạt 29 điểm khối A) có những vướng mắc về lý lịch có nguy cơ
không được nhập học các trường CAND. Lãnh đạo Bộ Công an, trực tiếp đồng
chí Đại tướng, GS, TS Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã quan tâm
chỉ đạo các địa phượng thực hiện rà soát, kiểm tra và ra quyết định cho
phép các em được nhập học vào những trường mà mình mong muốn thuộc hệ
thống các trường CAND. Việc này đã tạo ra một “tiền lệ” chưa hẳn xấu về
những chuyện “quýt làm, cam chịu” vốn trước đây khi chưa tiến hành cải
cách giáo dục thì lý lịch vốn được coi là một chuyện đương nhiên đối với
những người muốn được dự thi vào các trường quân đội, công an. Đã có
biết bao nhiêu thế hệ từng mơ ước được cống hiến, có mặt trong ngành
công an, thế nhưng chỉ vì lý lịch 3 đời không trong sáng do ông, cha
mình gây ra mà trước đây họ không được phép, hay nói chính xác hơn là
không dám nghĩ đến chuyện mình sẽ nộp hồ sơ thi tuyển vào các trường
CAND, bởi họ biết rõ rằng họ không đáp ứng được tiêu chuẩn về lý lịch
vốn là tiêu chuẩn cứng, tiêu chuẩn vô cùng quan trọng khi trở thành ứng
viên trong khi bản thân họ không hề mắc lỗi gì.
Do vậy qua
những chuyện trên, có lẽ đã đến lúc cần xem xét lại về chủ nghĩa lý
lịch, đặc biệt là đối với các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
nhưng có những ước mơ cháy bỏng và tâm huyết với lựa chọn của mình như
đối với trường hợp của em Nhi hay em Ngà. Việc này đã tạo thành những
tiền lệ, và đâu đó trong xã hội Việt Nam, các báo mạng lại tập trung
khai thác những chủ đề này với những bình luận theo kiểu “Em Ngà ăn theo
trường hợp của Bùi Kiều Nhi?” Thậm chí có những báo mạng đã vội vàng
gọi các em là “những nhân tài kiệt xuất, nhân tài hiếm có”? Khoan hãy
vội a dua ca ngợi như vậy, theo Lão chỉ đồng tình với quan điểm coi các
em là những người “có tài năng, có cố gắng và có ước mơ chính đáng”. Còn
tài năng hay không hãy đợi các em phát tiết trong quá trình học tập và
công tác sau này, bởi con số 29 điểm chưa nói lên điều gì cả. Tuy
nhiên, nếu không có trường hợp của em Bùi Kiều Nhi thì em Ngà hay một
em ở Sơn La mặc dù đã nhận giấy báo nhập học của Học viện Cảnh sát nhân dân nhưng không đủ điều kiện nhập học
sẽ phải chịu ấm ức và chắc chắn các em sẽ oán trách cha ông, những
người vì lỗi lầm quá khứ đã cướp đi của các em một tương lai tươi sáng
mà các em đã được hưởng.
Sau trường
hợp của em Bùi Kiều Nhi, em Nguyễn Đức Ngà, còn rất nhiều trường hợp ở
các địa phương khác có những hoàn cảnh tương tự. Lãnh đạo Bộ Công an đã
thể hiện cái nhìn và cách làm việc nhân văn của mình khi đã quan tâm đến
trường hơp của từng em một. Đồng thời, lãnh đạo Bộ đã có công điện gửi
công an các tỉnh yêu cầu báo cáo đối với các trường hợp đã trúng tuyển
và có giấy báo nhập học nhưng hiện đang vướng mắc về hồ sơ lý lịch. Căn
cứ vào từng trường hợp, Bộ công an sẽ có ý kiến chỉ đạo cụ thể nhằm
tránh việc phải xử lý từng trường hợp đơn lẻ. Có thể nói rằng đây chính
là sự “cởi bỏ nút thắt” vô cùng hợp lý của lãnh đạo Bộ Công an. Để đáp
ứng đủ tiêu chuẩn về lý lịch không phải trường hợp nào cũng được chiếu
cố, đặc biệt đối với các trường hợp người thân các em phạm các tội quy
định tại chương XI và chương XXIV của Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn có những hoàn cảnh
đáng thương, những ước mơ chính đáng, và việc làm nhân văn của Bộ công
an đã được dư luận trong và ngoài nước hết sức đồng tình và ủng hộ.
Hoan hô lãnh đạo Bộ Công an vì đã có những quyết định vô cùng nhân văn!
Trần Ái Quốc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét