25/9/15

LÊ PHƯỚC HOÀI BẢO - ĐẸP MÀ KHÔNG ĐẸP!

Đẹp mà không đẹp!

Xưa có câu chuyện dân gian mang tên “Đẹp mà không đẹp”. Nội dung của nó như sau:
“Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền hỏi:
-Bác Thành ơi! Bác xem con ngựa của cháu vẽ có đẹp không?
Bác Thành nhìn bức tranh rồi trả lời:
-Cháu vẽ đẹp đấy nhưng có cái không đẹp
Hùng vội hỏi:
-Cái gì không đẹp hở bác?
Bác trả lời:
-Cái không đẹp là bức tường đã bị vẽ bẩn cháu ạ!”
Trong câu chuyện làm hót dư luận trong mấy ngày vừa qua là chuyện ông Lê Phước Hoài Bảo sinh năm 1985, tức mới 30 tuổi đã được bổ nhiệm làm giám đốc Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư  tỉnh Quảng Nam. Đây là sự kiện chính trị khá nóng bỏng bởi trong tiền lệ rất ít có trường hợp một người trẻ như thế được bổ nhiệm một chức vụ quan trọng. Nhân dịp này báo chí thị nhau tô vẽ về sự kiện ông Bảo, có báo gọi ông là thần đồng, nhân tài. Câu chuyện trong quá khứ “Đẹp mà không đẹp” lại được dịp hâm nóng lại. Qua chuyện này Lão xin nêu vấn đề để độc giả cùng phán đoán và bình phẩm.
Có vài trang mạng giật tít theo kiểu:
Nói chung người nói kiểu này, người nhận xét kiểu kia về chuyện ông Giám đốc sở mới có tí tuổi và cộp thêm cái mác là Thạc sĩ học ở Mỹ về. Xem ra cũng oai phong lẫm liệt.
BảoBBC tiếng Việt ngay lập tức có bài bình phẩm về sự kiện ông Bảo
Chuyện ông Bảo được bổ nhiệm giám đốc sở khi tuổi đời mới có 30 tuổi cũng là chuyện hay bởi đã đến lúc chúng ta nên xem lại về vấn đề trọng dụng nhân tài, bởi hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí có vượng thì thế nước mới mạnh. Cần bổ nhiệm những người trẻ, có tài vào những vị trí quan trọng, cũng là đáp ưng yêu cầu trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo mà Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương thực hiện thời gian qua.
Tuy nhiên, chuyện bằng cấp, danh tiếng và chuyện tài năng thật sự của những người trẻ này như thế nào thì cần phải được xác định qua thực chất quá trình công tác, học tập, cống hiến. Chứ không chỉ dựa vào cái bánh vẽ bằng cấp. Thông qua chuyện ông Lê Phước Hoài Bảo xin được chia sẻ vài điều thắc mắc sau:
Thứ nhất, ông Bảo sinh năm 1985, theo giới thiệu là đạt loại giỏi hồi học đại học, được đi học thạc sĩ nước ngoài theo diện cử đi học của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, tức là cán bộ của tỉnh thì mới thuộc diện này. Tuy nhiên theo Quyết định số 2613/QĐ- UBND ngày 22/8/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam có ghi “Cử ông Lê Phước Hoài Bảo, sinh ngày 1/1/1985, sinh viên tốt nghiệp đại học…” có nghĩa anh Bảo vẫn chưa là công chức  “đáng lẽ phải viết là cán bộ của sở, ban, ngành nào đó”  như vậy sự đúng đắn và tính xác thực của công văn này có vấn đề? Việc cử cán bộ đi học không đúng diện và đúng quy định này của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam do đâu mà có?
Quyết định cử ông Bảo đi học của UBND tỉnh Quảng Nam (Nguồn: (http://qppl.vpubnd.quangnam.vn/…/E9C0C62E2…/$file/qd2613.doc)
Thứ hai, trong quyết định cử đi học thạc sĩ tại Hoa Kỳ (phải quan trọng như thế nào mới được cử đi Mỹ học, chứ không chỉ loanh quanh xó bếp ở các nước bình thường) ghi rõ rằng cử ông Bảo đi học trong 02 năm từ 8/2010 đến 8/2012. Thời gian thực thi từ 2010, nhưng đến ngày 22/8/2011 mới ký quyết định. Lão đếch hiểu là phải có quyết định mới đi học hay là cứ đi học rồi quyết định sẽ có sau. Bản thân Lão cũng là người đi học nước ngoài nhiều năm, nhiều cấp học, nhưng riêng chuyện học tiếng Anh để đọc thông, viết thạo và nghiên cứu cũng phải mất ít nhất 1 năm đối với những người có năng khiếu và giỏi, còn đối với người bình thường phải mất ít nhất 2 năm. Căn cứ vào quyết định trên có thể thấy rằng ông Bảo thuộc dạng “nhân tài hiếm có” khi chỉ 02 năm học nước Mỹ đã mang được bằng Thạc sĩ về nước và thăng tiến như “diều gặp gió”. Riêng chuyện này cũng đã thấy nhiều vấn đề đáng nghi vấn.
Thứ ba, xã hội gọi ông Bảo là nhân tài này nọ, nhưng cách lăng xê của báo chí còn quá “ngây thơ” khi đính thêm cái đuôi rằng ông Bảo chính là con đẻ của ông Lê Phước Thanh, sinh năm 1956, nguyên là Giám đốc sở Tài Chính, đang giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam. Chà chà, cha làm to thế này làm gì tránh khỏi chuyện dư luận cho rằng ông Bảo “chạy ghế, cha truyền con nối?” Nhưng chuyện đấy là chuyện của dư luận, lão chỉ nêu ý kiến cho bà con tham khảo và tự đánh giá.
Ông Lê Phước Hoài Bảo là con trai của ông Lê Phước Thanh (trong ảnh)
Ông Lê Phước Thanh – Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, cha ruột ông Bảo
Chuyện vẽ nên một cái vỏ bọc hoàn hảo bằng những bằng cấp để đánh giá tài năng e rằng không có giá trị về mặt thực tế, bởi chiếc áo không làm nên thầy tu. Sẽ thật đáng mừng nếu ông Bảo là một nhân tài hiếm có như dư luận ca tụng, nhưng cũng thật thất vọng nếu ông Bảo chỉ có mỗi cái vỏ bọc để tô vẽ nên sự hào nhoáng của bản thân. Thế cho nên mới có chuyện “đẹp mà không đẹp”.
Trần Ái Quốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét