Sách
lược ngoại giao của Việt Nam vô cùng khó khăn vì ba siêu cường
Nga-Mỹ-Trung Quốc thù nghịch với nhau, đang cùng tranh giành ảnh hưởng ở
Việt Nam. Chiến lược ngoại giao để giữ yên đất nước mà không làm buồn
lòng các đại cường - có thể là phức tạp nhất thế giới hiện nay. Chính vì
thế mà Tướng Dempsey- Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ trong chuyến
thăm viếng Việt Nam, khi phóng viên New York Times hỏi về vị trí của
Việt Nam trên trường quốc tế, đã trả lời như sau: “ Tôi không thể không
đồng ý về tầm quan trọng và vị thế đặc biệt của Việt Nam đối với khu vực
và toàn cầu trong tương lai. Theo tôi, Việt Nam sẽ đóng một vai trò địa
chính trị cực kỳ quan trọng trong khu vực và trên thế giới trong những
năm tới. ”
Trong
lịch sử 4000 năm, chưa bao giờ Việt Nam trải qua một thời kỳ khó khăn
đến như vậy. Tuynhiên theo nhận định lạc quan của cựu Đại Sứ Pete
Peterson thì, “Giữa lúc đôi bên năm nay (2015) kỷ niệm hai thập niên
bình thường hóa quan hệ, vị sứ giả có công hàn gắn bang giao hai nước
cựu thù cũng dự đoán rằng trong 20 năm kế tiếp, chắc chắc Việt-Mỹ sẽ trở
thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á.”
Và
Ô. Pete Peterson cũng phải công nhận rằng, “Hoa Kỳ không (ngấm) ngầm
muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam, một trong những yếu tố được
xem là thách thức lớn nhất cho quan hệ song phương kể từ khi chiến
tranh kết thúc năm 1975 tới nay.”
Ô.
Pete Peterson nhận định đúng. Nếu phía Việt Nam phác giác ra Hoa Kỳ lợi
dụng mối bang giao để tìm cách lật đổ họ thì mối quan hệ đổ vỡ ngay lập
tức. Mà Việt Nam sẵn sàng làm như vậy vì ở vào thời điểm này dù có cắt
đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ họ vẫn không chết. Nhật Bản, Âu Châu,
Ấn Độ và nhất là Nga vì quyền lợi của mỗi nước cũng sẽ tiếp tục trợ giúp
Việt Nam và khi đó Hoa Kỳ trở nên cô lập. Dĩ nhiên cả Hoa Kỳ và Việt
Nam đều không muốn tình thế đó xảy ra vì chẳng có lợi gì cho hai bên
trong khi hiểm họa Trung Quốc sờ sờ ra đó.
Hoa
Kỳ nổi tiếng và dạy dỗ cả nhân loại về tình thần “thực tiễn” tức “quyền
lợi là trên hết” trong khi họ lại luôn luôn đề cao “lý tưởng”. Mà hễ đã
lý tưởng thì không thể thực tiễn…cho nên Hoa Kỳ chơi trò chơi “Hai Mặt”
(Double Standard) - tức chỗ nào cần “lý tưởng” thì nói “lý tưởng”, chỗ
nào “vì quyền lợi” thì quẳng “lý tưởng” đi. Cho nên “đi” với Hoa Kỳ rất
khó. Khi nào vì quyền lợi thì - sống chết Hoa Kỳ cũng nhào vô. Khi nào
không còn quyền lợi thì Hoa Kỳ giở “lý tưởng” ra để sinh sự. Cho nên
ngoại giao với Hoa Kỳ phải “biết” như cái “biết” của Lão Tử, nếu không
sẽ “chết không kịp ngáp”.
Kinh
nghiệm thực tế, ít nhất 40 năm qua, sau Chiến Tranh Việt Nam đã dạy cả
thế giới một bài học là nếu đi với Mỹ thì phải đi với một đại cường khác
để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ. Nếu chỉ ôm một trụ Mỹ, khi Mỹ bỏ hoặc o
ép, không chết thì cũng mất hết chủ quyền. Các quốc gia Đông Nam Á như
Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam đã học được bài học
này cho nên họ theo chính sách ngoại giao đa phương để không bị lệ thuộc
vào bất cứ siêu cường nào.
Khi
bạn bị một người nào đó sai bảo, “Mày không được chơi với người này.
Mày không được chơi với người kia.” thì người đó là cha mẹ của bạn hoặc
là “boss hay chef” của bạn.
By Đào Văn Bình (Cali)
Nguồn: Beo
0 nhận xét:
Đăng nhận xét