Mẹ con ngày gặp lại.
(Chiến sĩ Lê Văn Thức, một trong 36 tử tù Côn
Đảo, gặp lại mẹ ngày 5-5-1975 tại Rạch Dừa, Vũng Tàu). Ảnh tư liệu
Ngày 13-3-1975 nghe tin Buôn Ma Thuột được giải phóng, trong lòng tôi
trào dâng một cảm xúc thiêng liêng và cầu mong cho miền nam sớm được
giải phóng. Lúc đó tôi đang công tác tại CP72 (tức Bộ Ngoại giao Cộng
hòa miền nam Việt Nam).
Tôi được giao nhiệm vụ chuẩn bị đi công
tác vào vùng giải phóng, chuẩn bị tư liệu tố cáo chế độ hà khắc của Mỹ -
Ngụy đối với tù chính trị của ta...
Nhận nhiệm vụ tôi rất lo, nhưng cũng rất vui. Bao nhiêu năm nay tôi khao khát trở lại quê hương, gặp lại bà con và đứa em gái mà khi tôi tập kết ra bắc nó vừa mới sinh.
Nhận nhiệm vụ tôi rất lo, nhưng cũng rất vui. Bao nhiêu năm nay tôi khao khát trở lại quê hương, gặp lại bà con và đứa em gái mà khi tôi tập kết ra bắc nó vừa mới sinh.
Cha tôi hy sinh đầu năm 1954, mẹ tôi (như đồng hương báo tin), đã bị Mỹ Diệm đầu độc chết trong nhà tù Phú Lợi.
Ngày 15-3-1975, tôi cùng đoàn lên đường đi Trường Sơn Tây...
Ngày 22-3, chúng tôi đến Kon Tum. Chúng tôi gặp ngay các tù chính trị
tại nhà tù Kon Tum. Lúc đó đã là 17 giờ. Tự nhiên, tôi nhìn ra cửa thấy
một người trung niên đang thập thò. Các đồng chí tù giới thiệu đó là anh
Cát, dân ở đây và là cơ sở của ta thường xuyên liên lạc và tiếp tế cho
các đồng chí trong tù.
Anh Cát có nhã ý mời đoàn cán bộ mới từ ngoài bắc vào đến thăm gia đình anh và ăn cơm.
Tôi tự giới thiệu với anh Cát tôi cũng là người Quảng (tức Quảng Nam).
Khi biết anh Cát là người cùng xã, cùng làng, tôi rất mừng và hỏi: - Anh
ở chợ Gò có biết bà Bốn Huyền không?
Anh Cát nói: - Tôi biết bả.
Bả đang ở trên Gia Lai, đã có lần lên đây chơi rồi. Tôi định lúc nào
rỗi sẽ xuống thăm bả! Tôi thốt lên: "Bà là mẹ tôi đấy".
Anh Cát nhìn tôi nghi ngờ: "Hình như anh nhầm. Tôi biết bả không có con trai mà chỉ có một cô con gái hiện đang sống với bả thôi". Tôi nói: "Thế thì anh có biết ông Mười (1), ông Mẩn (2) không?". Anh nói: "Tôi biết ông Mười, ông Mẩn là anh của bả". Tôi mừng quá nói: "Đúng mẹ tôi rồi. Tôi đi tập kết. Mẹ tôi sau khi ra tù, được cấp trên cho vào đây sống hợp pháp ở vùng địch để gây cơ sở, cho nên bả giấu không nói". Anh Cát nói: "Tôi chưa lên chỗ bả nhưng có anh hàng xóm bên cạnh đã lên nhà bả chơi rồi.
Để tôi mời ảnh sang hỏi thăm".
Anh Cát nhìn tôi nghi ngờ: "Hình như anh nhầm. Tôi biết bả không có con trai mà chỉ có một cô con gái hiện đang sống với bả thôi". Tôi nói: "Thế thì anh có biết ông Mười (1), ông Mẩn (2) không?". Anh nói: "Tôi biết ông Mười, ông Mẩn là anh của bả". Tôi mừng quá nói: "Đúng mẹ tôi rồi. Tôi đi tập kết. Mẹ tôi sau khi ra tù, được cấp trên cho vào đây sống hợp pháp ở vùng địch để gây cơ sở, cho nên bả giấu không nói". Anh Cát nói: "Tôi chưa lên chỗ bả nhưng có anh hàng xóm bên cạnh đã lên nhà bả chơi rồi.
Để tôi mời ảnh sang hỏi thăm".
Khi người hàng xóm sang, tôi được giới thiệu đó là anh Đôn, người cùng
làng. Sau khi hỏi thăm và trình bày, tôi nhờ anh Đôn dẫn đường cho tôi
về gặp mẹ.
Ngồi trên xe, bao nhiêu kỷ niệm, khát vọng dần dần
hiện lên. Tôi sinh ra trong gia đình Nho giáo. Ba mẹ tôi đi hoạt động
cách mạng gửi tôi lúc người này, lúc người khác nuôi, hoặc đi ở trại Dục
Anh. Khi tôi lên chín tuổi, ba tôi ở tù ra, tôi mới được đón về quê
ngoại một năm.
Cha tôi hy sinh. Hiệp định Giơ-nev ơ được ký kết năm 1954, tôi được Đảng, Bác Hồ đưa ra bắc học tập.
Xa quê từ lâu, xa bố mẹ từ nhỏ, trong lòng tôi lúc nào cũng thèm khát được gặp lại mẹ và em...
Khi cùng anh Đôn vào nhà, tôi thấy một phụ nữ trạc 50 tuổi, da dẻ hồng
hào. Khi anh Đôn bước tới, hai người nhận ra nhau rất mừng rỡ, tay bắt
mặt mừng... Tôi lặng loe tiến đến đứng sau anh Đôn, nhìn mẹ. Người mẹ đã
21 năm tôi đã nghĩ không bao giờ còn được gặp lại. Hơn cả trong mơ, tôi
đang đứng trước mặt mẹ, tôi ngắm nhìn và nghẹn ngào...
Khi hai
người đã hỏi thăm xong và mẹ tôi ngước nhìn lên thấy tôi đứng đằng sau
anh Đôn, mẹ tôi hỏi: - Ủa anh này cũng đi với anh đến đây à?
Anh Đôn nói: Đây là anh bộ đội giải phóng, về đây công tác. Đi nhờ xe bộ đội lên thăm chị.
Anh Đôn nói: Đây là anh bộ đội giải phóng, về đây công tác. Đi nhờ xe bộ đội lên thăm chị.
Mẹ tôi nói: - Tôi xin lỗi, nãy giờ chị em gặp nhau mừng quá không để ý.
Vậy mời chú với anh vào nhà, tôi xin lỗi chạy ra đây mấy phút về ngay!
Anh Đôn cười và nói: Nói đùa chứ, đây là người thân của chị mà chị không
nhận ra sao?
Mẹ tôi nhìn tôi một lúc (lúc đó tôi mặc bộ quần áo
giải phóng, đội mũ tai bèo). Mẹ tôi nói: Tôi xin lỗi anh, tôi ngày xưa
là cơ sở, các anh đến rồi lại đi, nhiều lắm, tôi làm sao nhớ hết được,
vậy anh giới thiệu đi! Anh Đôn nói: Không phải đâu! Đây là người nhà của
chị đó! Mẹ tôi nheo mày nghĩ lâu lắm. Sau này mẹ tôi kể lại lúc đó mẹ
tôi nghĩ: Nếu thằng Sáu (cậu Sáu tôi) thì nó trẻ, còn thằng Thuấn (là
tôi) chắc nó đang ở trong nam chiến đấu.
Một lúc suy nghĩ vẫn không nhận ra, mẹ tôi nói: Anh là ai anh nói đi, tôi nhận không ra! Nói thật, lúc đó tôi nghẹn ngào không nói được.
Một lúc suy nghĩ vẫn không nhận ra, mẹ tôi nói: Anh là ai anh nói đi, tôi nhận không ra! Nói thật, lúc đó tôi nghẹn ngào không nói được.
Nếu tôi mở miệng có loe sẽ bật khóc.
Thời gian im lặng một, hai phút.
Mẹ tôi quay vào nhà gọi: Sáu ơi (em tôi lúc đẻ chưa đặt tên). Sáu bế
một cháu bé chạy ra. Mẹ tôi nói: "Con nhìn thử xem anh này nói bà con
của mình mà mẹ nhận không ra". Em tôi đứng tần ngần một lúc rồi ghé gục,
nói thầm với mẹ tôi: Mẹ ơi! Hình như anh Hai con về mẹ ạ. Đồng thời nó
quay qua tôi hỏi: - Anh có phải là anh Hai không anh?
... Tôi gật đầu! Nó ôm tôi khóc, tôi cũng khóc.
Chỉ có mẹ tôi là không khóc, nhưng bà đứng như bất động và lặng đi.
CUỘC hội ngộ của mẹ con tôi chỉ mấy phút sau, cả phố đều biết. Bà con kéo đến hơn 200 người...
Câu chuyện tôi gặp mẹ đã 40 năm trôi qua, nhưng có loe tôi không bao giờ quên được trong ký ức!
LÊ HOÀNG YẾN (Ghi theo lời kể của đạo diễn, NSƯT Lê Thuấn, Đài Truyền hình Việt Nam)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét