Ngày 26 tháng 10 năm 1967, chiếc phi cơ A-4E Skyhawk của ông bị một tên lửa bắn trúng trên bầu trời Hà Nội trong khi ông đang thực hiện nhiệm vụ ném bom lần thứ 23 của ông trên bầu trời miền Bắc Việt Nam
McCain bị gãy cả hai tay và một chân khi phóng ra khỏi chiếc phi cơ, và gần như bị chết đuối khi nhảy dù xuống Hồ Trúc Bạch. Nhân dân Hà Nội đã kéo ông lên bờ.Sau đó, McCain bị đưa đến nhà tù chính của Hà Nội là Hỏa Lò, có biệt danh là "Hanoi Hilton"
Tượng đài bên hồ Trúc Bạch ghi chiến công của quân dân Hà Nội bắt sống "giặc lái" John McCain, thiếu tá không quân Mỹ ngày 26.10.1967.
47 năm sau, khí Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị sang thăm Hoa Kỳ, khi cuộc gặp với ông McCain sắp kết thúc. Thượng nghị sĩ John McCain cất tiếng hỏi: “Thưa ngài Phạm Quang Nghị, sau đây ngài có còn bận gì không?”.
- Không, thưa ngài, sau cuộc gặp này là tôi đã hoàn thành chương trình
làm việc trong ngày. Tôi có thể cùng ngài tiếp tục cuộc nói chuyện.
Nhưng, trước khi kết thúc, tôi muốn tặng ngài một tấm ảnh. Thật tình,
tôi không biết ngài có muốn có nó hay không? Nếu ngài không thích thì
ngài có thể không công bố cho bất kỳ ai được biết. Còn ngài thích, thì
tùy ngài.
Trong đoàni, không phải ai cũng biết trước món tặng phẩm rất ư là bình thường, xét về mặt thông lệ tặng quà cũng như về giá trị vật chất mà trưởng đoàn Việt Nam sắp trao cho thượng nghị sĩ John McCain.
Đó là hai tấm ảnh, lớn bằng khổ giấy A4, vừa mới chụp trước ngày đoàn lên đường, ghi lại tấm bia tại đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch. Chính nơi đây 47 năm về trước vị thiếu tá phi công hải quân John McCain đã bị quân và dân Việt Nam bắt làm tù binh. Và sau đó, nhân dân thủ đô Hà Nội đã dựng lên tấm bia với kích cỡ khá là khiêm tốn nên không mấy gây chú ý cho những người qua lại.
Hai tấm hình chụp tấm bia, ghi hình ảnh viên phi công đang giơ tay đầu hàng, cạnh đó là những thanh thiếu niên đang thong dong đi dạo ven hồ đã làm cho ngài thượng nghị sĩ thật sự hào hứng và xúc động. Nó gợi lại cho con người mà chúng tôi đang ngồi bên cạnh nhớ lại quá khứ - một quá khứ thật khốc liệt và đầy ý nghĩa với cả người “từ trên trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen, và những người “từ dưới đất xông lên”, vít cổ chiếc máy bay của vị thiếu tá phi công năm xưa, bây giờ là một thượng nghị sĩ có thâm niên và uy tín lớn trong chính giới Hoa Kỳ.
Sau khi ngắm nhìn tấm ảnh, mọi người có đôi chút e ngại bởi thượng nghị sĩ John McCain vốn rất nổi tiếng là thẳng thắn và bộc trực, kể cả trên chính trường cũng như trong đời thường, chỉ tay vào góc tấm ảnh: “Tôi rất cảm ơn ngài đã tặng tôi bức ảnh. Nhưng có một chi tiết trong này làm cho tôi cảm thấy không thể hài lòng (người phiên dịch đã dùng một từ khá mạnh là “bị xúc phạm”). Ngài có biết không, tôi là thiếu tá hải quân chứ không phải là thiếu tá không quân. Tôi thuộc lực lượng không quân của hải quân. Các ngài đã ghi vào tấm bia này không đúng”.
Trong mọi người chưa biết phải ứng xử ra sao thì trưởng đoàn Phạm Quang Nghị lên tiếng: “Tôi xin được giải thích với ngài thế này. Với người Việt Nam chúng tôi, bất cứ ai là phi công lái máy bay, chúng tôi đều coi họ thuộc lực lượng không quân. Như ngài biết đấy, ở Việt Nam, vào lúc bấy giờ chúng tôi làm gì có hàng không mẫu hạm, làm gì có lực lượng không quân của hải quân”.
Nghe lời giải thích, ngài thượng nghị sĩ dường như hiểu ra được lý do của một sự nhầm lẫn vô tình. Thật ra, ít ai hiểu được ý tứ sâu xa của sự thắc mắc, sự không hài lòng của ngài thượng nghị sĩ. Đó là bởi cá nhân ngài luôn rất tự hào là người đã được sinh ra trong một gia đình như mọi người thường gọi là “con dòng cháu giống”. Ông nội là đô đốc hải quân. Rồi cha lại cũng là đô đốc hải quân. Đến lượt ngài, tuy chưa được phong là đô đốc, nhưng cũng là phi công hải quân. Và ngài còn vui vẻ tiết lộ con trai ngài bây giờ cũng đang ở trong lực lượng hải quân. Thảo nào, cái điều làm cho ngài rất thắc mắc không phải vì Việt Nam đã dựng bia về sự kiện máy bay do ngài lái đã bị bắn rơi, mà vì việc ngài “bị” ghi là phi công “thuộc không lực Huê Kỳ”.
Với nước Mỹ, không lực Hoa Kỳ vốn sinh sau đẻ muộn so với lực lượng hải quân. Và cũng có thể, theo như đánh giá của ngài, xét về mặt bề dày trận mạc thì lực lượng hải quân mới thật là nổi trội. Vì thế, ngài không hề có ý bày tỏ sự không hài lòng về tấm bia, mà ngược lại ngài luôn tự hào về điều đó. Chả thế mà đã có lần ngài đề nghị với các vị khách Việt Nam khi sang thăm nước Mỹ, rằng ngài rất mong thành phố Hà Nội luôn quan tâm, giữ gìn vệ sinh cho khu vực xung quanh tấm bia. Nghe nói những lần tới thăm Việt Nam, ngài đã từng dừng xe để chụp ảnh bên tấm bia này.
Hoàng Long
Trong đoàni, không phải ai cũng biết trước món tặng phẩm rất ư là bình thường, xét về mặt thông lệ tặng quà cũng như về giá trị vật chất mà trưởng đoàn Việt Nam sắp trao cho thượng nghị sĩ John McCain.
Đó là hai tấm ảnh, lớn bằng khổ giấy A4, vừa mới chụp trước ngày đoàn lên đường, ghi lại tấm bia tại đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch. Chính nơi đây 47 năm về trước vị thiếu tá phi công hải quân John McCain đã bị quân và dân Việt Nam bắt làm tù binh. Và sau đó, nhân dân thủ đô Hà Nội đã dựng lên tấm bia với kích cỡ khá là khiêm tốn nên không mấy gây chú ý cho những người qua lại.
Hai tấm hình chụp tấm bia, ghi hình ảnh viên phi công đang giơ tay đầu hàng, cạnh đó là những thanh thiếu niên đang thong dong đi dạo ven hồ đã làm cho ngài thượng nghị sĩ thật sự hào hứng và xúc động. Nó gợi lại cho con người mà chúng tôi đang ngồi bên cạnh nhớ lại quá khứ - một quá khứ thật khốc liệt và đầy ý nghĩa với cả người “từ trên trời rơi xuống” theo đúng nghĩa đen, và những người “từ dưới đất xông lên”, vít cổ chiếc máy bay của vị thiếu tá phi công năm xưa, bây giờ là một thượng nghị sĩ có thâm niên và uy tín lớn trong chính giới Hoa Kỳ.
Sau khi ngắm nhìn tấm ảnh, mọi người có đôi chút e ngại bởi thượng nghị sĩ John McCain vốn rất nổi tiếng là thẳng thắn và bộc trực, kể cả trên chính trường cũng như trong đời thường, chỉ tay vào góc tấm ảnh: “Tôi rất cảm ơn ngài đã tặng tôi bức ảnh. Nhưng có một chi tiết trong này làm cho tôi cảm thấy không thể hài lòng (người phiên dịch đã dùng một từ khá mạnh là “bị xúc phạm”). Ngài có biết không, tôi là thiếu tá hải quân chứ không phải là thiếu tá không quân. Tôi thuộc lực lượng không quân của hải quân. Các ngài đã ghi vào tấm bia này không đúng”.
Trong mọi người chưa biết phải ứng xử ra sao thì trưởng đoàn Phạm Quang Nghị lên tiếng: “Tôi xin được giải thích với ngài thế này. Với người Việt Nam chúng tôi, bất cứ ai là phi công lái máy bay, chúng tôi đều coi họ thuộc lực lượng không quân. Như ngài biết đấy, ở Việt Nam, vào lúc bấy giờ chúng tôi làm gì có hàng không mẫu hạm, làm gì có lực lượng không quân của hải quân”.
Nghe lời giải thích, ngài thượng nghị sĩ dường như hiểu ra được lý do của một sự nhầm lẫn vô tình. Thật ra, ít ai hiểu được ý tứ sâu xa của sự thắc mắc, sự không hài lòng của ngài thượng nghị sĩ. Đó là bởi cá nhân ngài luôn rất tự hào là người đã được sinh ra trong một gia đình như mọi người thường gọi là “con dòng cháu giống”. Ông nội là đô đốc hải quân. Rồi cha lại cũng là đô đốc hải quân. Đến lượt ngài, tuy chưa được phong là đô đốc, nhưng cũng là phi công hải quân. Và ngài còn vui vẻ tiết lộ con trai ngài bây giờ cũng đang ở trong lực lượng hải quân. Thảo nào, cái điều làm cho ngài rất thắc mắc không phải vì Việt Nam đã dựng bia về sự kiện máy bay do ngài lái đã bị bắn rơi, mà vì việc ngài “bị” ghi là phi công “thuộc không lực Huê Kỳ”.
Với nước Mỹ, không lực Hoa Kỳ vốn sinh sau đẻ muộn so với lực lượng hải quân. Và cũng có thể, theo như đánh giá của ngài, xét về mặt bề dày trận mạc thì lực lượng hải quân mới thật là nổi trội. Vì thế, ngài không hề có ý bày tỏ sự không hài lòng về tấm bia, mà ngược lại ngài luôn tự hào về điều đó. Chả thế mà đã có lần ngài đề nghị với các vị khách Việt Nam khi sang thăm nước Mỹ, rằng ngài rất mong thành phố Hà Nội luôn quan tâm, giữ gìn vệ sinh cho khu vực xung quanh tấm bia. Nghe nói những lần tới thăm Việt Nam, ngài đã từng dừng xe để chụp ảnh bên tấm bia này.
Hoàng Long
0 nhận xét:
Đăng nhận xét