Sau chiến thắng Việt Bắc năm 1947, Nhà nước
ta quyết định phong quân hàm cho cán bộ quân đội. Đồng chí Võ Nguyên
Giáp được phong Đại tướng.
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hôm ấy, trong nhà họp của Hội đồng Chính phủ ở chiến khu, lễ phong quân hàm được tổ chức đơn giản, nhưng trọng thể. Sau khi đọc sắc lệnh của Chính phủ về phong tướng, Bác Hồ đứng lên, đi đến bàn thờ Tổ quốc, tay cầm tấm bằng, giọng xúc động, Bác nói:
- Hôm nay, tôi thay mặt Chính phủ và nhân dân (ai cũng tưởng Bác sẽ tiếp tục nói theo chính quy Nhà nước, nhưng giọng Bác vẫn nghẹn ngào tiếp lời...) trao cho chú Giáp bằng và chức Đại tướng.
Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được độc lập tự do. Chúng ta hôm nay may mắn hơn, nhưng còn phải bao nhiêu hy sinh cố gắng. Hôm nay, việc phong tướng cho chú Giáp và các chú khác, cũng là kết quả của bao nhiêu hy sinh chiến đấu của đồng bào, đồng chí. Có những cháu thanh niên, thiếu nhi, trong giờ hy sinh, lại thương tôi, nhớ tôi mà gọi tên tôi. Chúng ta phải cố găng, phải quyết giành cho được độc lập, tự do cho thoả lòng những người đã mất.
Cả hội trường lắng lại, xúc động!
...Sau đó, một nhà báo Pháp xin phỏng vấn Bác qua đài, với ý xỏ xiên, ông ta hỏi:
- Thưa Chủ tịch, tôi xin chúc mừng Chủ tịch đã có thêm mấy vị tướng giúp việc. Nhân dịp này, xin Chủ tịch cho biết dựa trên nguyên tắc nào mà phong tướng cho các vị chỉ huy?
Bác Hồ trả lời:
- Tôi xin cám ơn ông về lời chúc mừng...Còn nguyên tắc phong tướng thì cũng đơn giản thôi. Chúng ta đánh du kích chống thực dân pháp, nên cũng phân các hàm quân đội một cách du kích. Ví dụ: Một cán bộ quân đội nào đánh thắng một quan ba Pháp, thì chúng tôi phong đồng chí ấy là quan ba. Như vậy là khiêm tốn đấy, vì lẽ đánh thắng một quan ba, thì phải phong làm quan tư. Theo nguyên tắc du kích này (mà chắc ông cũng cho hợp lý) thì đồng chí Võ Nguyên Giáp của chúng tôi đáng lẽ phải được phong mấy lần đại tướng và đô đốc (vì đã đánh thắng nhiều đô đốc của quân đội viễn chinh Pháp).
Điều lý thú là nhà báo ấy đã đăng nguyên văn câu trả lời của Bác và nhiều đài quốc tế đã phát lại câu trả lời đó. (Theo Huy Cận)
Hôm ấy, trong nhà họp của Hội đồng Chính phủ ở chiến khu, lễ phong quân hàm được tổ chức đơn giản, nhưng trọng thể. Sau khi đọc sắc lệnh của Chính phủ về phong tướng, Bác Hồ đứng lên, đi đến bàn thờ Tổ quốc, tay cầm tấm bằng, giọng xúc động, Bác nói:
- Hôm nay, tôi thay mặt Chính phủ và nhân dân (ai cũng tưởng Bác sẽ tiếp tục nói theo chính quy Nhà nước, nhưng giọng Bác vẫn nghẹn ngào tiếp lời...) trao cho chú Giáp bằng và chức Đại tướng.
Các cụ ta qua bao thế hệ chiến đấu cho độc lập mà không thành, nhắm mắt mà chưa thấy được độc lập tự do. Chúng ta hôm nay may mắn hơn, nhưng còn phải bao nhiêu hy sinh cố gắng. Hôm nay, việc phong tướng cho chú Giáp và các chú khác, cũng là kết quả của bao nhiêu hy sinh chiến đấu của đồng bào, đồng chí. Có những cháu thanh niên, thiếu nhi, trong giờ hy sinh, lại thương tôi, nhớ tôi mà gọi tên tôi. Chúng ta phải cố găng, phải quyết giành cho được độc lập, tự do cho thoả lòng những người đã mất.
Cả hội trường lắng lại, xúc động!
...Sau đó, một nhà báo Pháp xin phỏng vấn Bác qua đài, với ý xỏ xiên, ông ta hỏi:
- Thưa Chủ tịch, tôi xin chúc mừng Chủ tịch đã có thêm mấy vị tướng giúp việc. Nhân dịp này, xin Chủ tịch cho biết dựa trên nguyên tắc nào mà phong tướng cho các vị chỉ huy?
Bác Hồ trả lời:
- Tôi xin cám ơn ông về lời chúc mừng...Còn nguyên tắc phong tướng thì cũng đơn giản thôi. Chúng ta đánh du kích chống thực dân pháp, nên cũng phân các hàm quân đội một cách du kích. Ví dụ: Một cán bộ quân đội nào đánh thắng một quan ba Pháp, thì chúng tôi phong đồng chí ấy là quan ba. Như vậy là khiêm tốn đấy, vì lẽ đánh thắng một quan ba, thì phải phong làm quan tư. Theo nguyên tắc du kích này (mà chắc ông cũng cho hợp lý) thì đồng chí Võ Nguyên Giáp của chúng tôi đáng lẽ phải được phong mấy lần đại tướng và đô đốc (vì đã đánh thắng nhiều đô đốc của quân đội viễn chinh Pháp).
Điều lý thú là nhà báo ấy đã đăng nguyên văn câu trả lời của Bác và nhiều đài quốc tế đã phát lại câu trả lời đó. (Theo Huy Cận)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét