30/12/15

Châu Âu với cái gọi nhân quyền ở Việt Nam

         Ngày18/4, Nghị viện Châu Âu đã ra nghị quyết về nhân quyền của Việt nam trong đó đưa ra những thông tin và nhận định cho rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận. Đây là những báo cáo không đúng sự thật, một kiểu áp đặt trong quan hệ quốc tế, không phù hợp với xu thế tăng cường quan hệ giữa Việt nam và Liên minh Châu Âu.

nhân quyền 
        Trong một nghị quyết về nhân quyền này, Nghị viện Châu Âu cho rằng Việt Nam đã bỏ tù, tổ chức những phiên toà không công bằng và ra những bản án  với một số blogger của Việt Nam. Nghị quyết nhắc đến những cái tên như Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, những người đã bị toà án của Việt Nam tuyên phạt án tù với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và cho rằng Việt Nam kiểm soát internet và blog, làm ảnh hưởng tới việc người dân thể hiện quan điểm cũng như sự bất đồng một cách công khai.
         Trong khi đó Việt Nam khẳng định rằng quyền con người luôn được bảo vệ và phát triển, Đảng và nhân dân đã chiến đấu trong các cuộc chiến chống ngoại xâm trước 1975 chính là để giành lại quyền con người. Việt Nam luôn lên án các hành động lợi dụng danh nghĩa nhân quyền để can thiệp, xâm phạm chủ quyền, độc lập của Việt Nam, coi “dân chủ”, “nhân quyền” thực chất là một “chiêu bài” của các nước phương Tây để can thiệp vào công việc nội bộ, quyền tự quyết của Việt Nam, là sự áp đặt trắng trợn, ngạo nghễ những giá trị không phù hợp của Mỹ và phương Tây vào tình hình cụ thể và truyền thống của Việt Nam.
        Ta thấy mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, và nền văn hóa đều có những luật pháp khác nhau dựa trên những hoàn cảnh xã hội đặc thù khác nhau, nhất là về tình hình an ninh quốc phòng cụ thể của mỗi nước. Do đó không thể đòi hỏi và áp đặt luật pháp và cách làm của nước nào cũng giống nước nào.
        Về những nhân vật bị bắt, như trong nghị quyết về nhân quyền ngày 18/4/2013 họ đều là những tội phạm hình sự đã hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, kích động lật đổ chính quyền, nhiều người trong số đó có nhận tiền, liên lạc với các thế lực chống đối ngoài Việt Nam, trong đó có tổ chức Việt Tân, liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố chống chính quyền và nhân dân việt nam. Tại Việt Nam không có ai chỉ vì có chính kiến riêng, quan điểm chính trị khác, hay ủng hộ dân chủ mà bị bắt.  Ta thấy rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam và người dân trong nước chính là nạn nhân của đàn áp dân chủ và nhân quyền trước năm 1975 vì vậy họ hiểu rõ giá trị của dân chủ, nhân quyền và luôn ủng hộ những giá trị này.
          Đáp lại nghị quyết ngày 18/4 của Nghị Viên Châu Âu, người phát ngôn bộ Ngoại giao việt nam Lương Thanh Nghị cho biết:
“Nghị quyết ngày 18/4/2013 của Nghị viện Châu Âu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã đưa ra những thông tin và nhận định hoàn toàn sai lệch về tình hình thực tế ở Việt Nam. Việc làm này đi ngược lại xu thế đối thoại thẳng thắn, cởi mở trong lĩnh vực quyền con người đã được xây dựng và tiến hành thường xuyên giữa Việt Nam và các cơ chế của EU, ảnh hưởng không tốt đến đà phát triển và mối quan hệ đang ngày càng tốt đẹp giữa Việt Nam và EU”.
        Như vậy, với những vụ việc riêng lẻ, không đủ đại diện cho vấn đề nhân quyền của Việt Nam được dẫn trong các báo cáo, Nghị viện châu Âu đã tỏ ra thiếu khách quan về vấn đề này. Liên minh Châu Âu hiện đều thực hiện cơ chế đối thoại nhân quyền với Việt Nam và mọi khác biệt trong nhận thức về tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia đều đã được các bên trao đổi thẳng thắn trên tinh thần xây dựng tại các cuộc đối thoại này. Thế nên, việc cố tình dẫn những trường hợp vi phạm pháp luật để phê phán Việt Nam đã chứng tỏ sự định kiến có chủ ý của Liên minh Châu Âu khi tiếp cận vấn đề nhân quyền của Việt Nam.
Liên minh Châu Âu đã hoàn toàn sai trái khi áp đặt tiêu chuẩn nhân quyền của mình đối với Việt Nam. Điều này không phù hợp với tiến trình tăng cường đối thoại để hiểu biết về vấn đề nhân quyền giữa Việt Nam với các nước, cản trở tiến trình phát triển quan hệ mọi mặt giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu./.

Phấn Khởi

0 nhận xét:

Đăng nhận xét