9/12/15

Xuyên tạc lịch sử là hành động của những kẻ: BỘI NGHĨA, VONG ÂN!

Thật chết cười với đám trẻ trâu dân chủ và đám rận chủ Việt, bởi lũ này đúng là một lũ ngu dưới đáy xã hội, khi hết bày trò bôi nhọ lãnh tụ, nói xấu cán bộ, chửi Đảng, chửi Nhà nước, khi thấy dư luận đã quá ngán ngẩm với mấy trò hề rẻ tiền của chúng, lần này chúng xuất hiện trong vai diễn mới những cũng không hề xa lạ ở Việt Nam – làm đám vong nô đảo lộn lịch sử. Đám trẻ trâu dân chủ mới đây đăng trên các diễn đàn trái chiều chuyện về “di tích những chiếc cọc ngầm tại Bạch Đằng Giang huyền thoại”, nơi Ngô Quyền sử dụng mưu kế đóng cọc nhọn đại phá quân Nam Hán xâm lược vào năm 938 SCN và giành lại độc lập cho nước Việt sau 1000 năm Bắc thuộc.
Cọc_Bạch_Đằng 
Cọc Bạch Đằng (nguồn: internet)
Rận chủ Việt là lũ vong nô đảo lộn lịch sử
Lịch sử là khách quan, không ai được phép lựa chọn lịch sử cũng như “đảo lộn lịch sử”. Thế nhưng đối với Rận chủ Việt không việc gì là chúng không làm được. Chúng dám xuyên tạc rằng “trong trận Bạch Đằng Giang năm 938, không phải Ngô Quyền cho quân đóng những cọc nhọn bịt sắt dưới đáy sông Bạch Đằng nhằm lừa giặc vào trận đồ mà tất cả chỉ là “hư cấu” nhằm tuyên truyền mị dân?”. Sự vu cáo trên đã thể hiện bản chất bẩn thỉu, khốn kiếp của những kẻ khóc mướn, của đám văn nô đội lốt dân chủ, nhân quyền nhằm chống phá cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay. Mặc dù hành nghề với tay nghề non kém, đầu óc dâm dãng và trình độ hạng bét, nhưng đám văn nô đảo lộn lịch sử này luôn tìm đủ trăm phương, nghìn kế để chống phá cách mạng Việt Nam, phủ nhận lịch sử, xuyên tạc lịch nhử nhằm phủ nhận công lao của cha ông và những chiến công lẫy lừng của họ trong quá khứ đã được nhân loại công nhận. Từ đứa trẻ con mới lớn đến những người khách thập phương hầu hết đều biết đến chiến công của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền, và trận thủy chiến lịch sử đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng hơn mấy ngàn năm trước. Lịch sử đã ghi rõ về trận đại chiến vẻ vang của quân và dân ta. Theo Wikipedia, khi nghe tin quân giặc kéo đến, Ngô Quyền đã nói với các tướng rằng “Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát”. Và Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng dựa trên việc nghiên cứu quy luật thủy triều của con sông này. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến. Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ”. Lịch sử rõ ràng như thế, đến đứa trẻ cấp 1 cuộc tường tỏ chiến công này, thế nhưng đám Văn Nô vẫn xảo biện được, đúng là bó tay với trình độ của Rận chủ Việt.
Di tích bãi cọc trên sông Bạch Đằng (nguồn: internet)
Bàn lại về chiến thuật này, xin phép có đôi dòng phân tích như sau: Sông Bạch Đằng, tên nôm là sông Rừng, gọi như vậy vì 2 bên bờ cây cối um tùm, sông này nằm trong hệ thống sông Hồng- Thái Bình, đặc điểm của các hệ thống sông Miền Bắc là mùa lũ thì chảy xiết, mùa cạn thì trơ trọi lòng sông, Sông Hồng là một ví dụ điển hình duy chỉ có Bạch Đằng là thuyền lớn dễ vào, mà lại đi được cả 2 mùa khô lẫn mưa, lại gần Trung Quốc nên dễ cho Thủy Quân vào bằng đường biển. Đó là lý do mà mấy lần vào nước ta, thủy quân giặc thường theo đường đó. Cũng do nối với hệ thống sông Hồng- Thái Bình, nên đó là con đường rất ngắn để đưa thủy quân xâm nhập và lan tỏa lực lượng ra toàn Đại Việt, lúc đó mới chỉ có lãnh thổ trọng yếu và kinh đô bên bờ sông Hồng. Mình nói ra điều này, để khỏi có thằng ngu nào hỏi rằng bị lừa mấy lần sao vẫn đi một đường đó!
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có dẫn lại lời Ngô Quyền, sử đó là do Ngô Sĩ Liên chép lại, việc Ngô Quyền đóng cọc đó, được mô tả trong “Tân Ngũ Đại Sử- Nam Hán THế Gia” của một sử gia thời Nam Tống Trung Quốc, các nhà sử học Việt tham khảo ở đó để xác minh lời Ngô Quyền và đưa vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Nguyên văn của lời đó là “thiết quyết” tức là cọc sắt. Nhưng sau này cùng với các bằng chứng khảo cổ học, có BẰNG CHỨNG KHẢO CỔ, có cọc gỗ hiện hữu hẳn hoi, người ta hiểu rằng nó là cọc gỗ, được bịt sắt nhọn. Sông Bạch Đằng là sông có thủy triều chênh lệch lớn, hoàn toàn có thể đóng bằng sức người xưa kia. Đoạn sâu thì kết bè, và k phải làm thẳng đứng mà là cọc xiên để tăng hiệu quả đâm va và chắc chắn hơn. Nhân tiện, dân Việt xưa kia giỏi thủy tính, chứ không như đám con cháu đầu to mắt cận ngu học bây giờ! Khi triều rút, lòng sông thu hẹp, hàng trăm chiến thuyền giặc va vào nhau ,không có chỗ chạy, vướng hết vào cọc, lại là thuyền lớn không xoay trở được, bị thuyền nhỏ Đại Việt và bộ binh len lỏi vào tấn công, phá vỡ đội hình, lao lên bờ thì hai bên đã phục sẵn quân, cứ xuống là chết. Vũ khí chính của thuyền chiến là bắn đá, mũi húc trở thành vô dụng ở cự ly gần, lại tâm lý bị hoảng loạn, nên thua trận là điều quá dễ hiểu. Sau đó các bãi cọc chính bị hủy đi, để nối lại việc buôn bán với Trung Quốc. Do đó, không có chuyện nghi ngờ việc cha ông ta đã đóng cọc để đánh giặc.
Kết: Những kẻ đang xuyên tạc lịch sử, chối bỏ lịch sử dân tộc là những kẻ phản động đang đi ngược lại với lợi ích của dân tộc Việt Nam và làm đảo lộn sự phát triển của lịch sử. Đây là những kẻ đáng khinh bỉ nhất trong những kẻ đáng khinh bỉ, chúng là những kẻ bội nghĩa vong ân, dám loạn ngôn để phủ nhân công lao của dân tộc, chiến công của cha ông trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, chúng là một đám xứng đáng nhận được muôn vàn sự nguyền rủa, khinh bỉ của xã hội.
Trần Ái Quốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét