10/12/15

TỪ KẺ THẤT NGHIỆP THÀNH NHÀ "ĐẤU TRANH"???

Cuộc gặp gỡ bất ngờ – và những đối thoại về nghề kinh doanh dân chủ?

1 (1)Ảnh minh họa (nguồn: trộm trên mạng)
Anh bạn cùng làng hơn tôi 2 tuổi. Nhà anh đầu còn nhà tôi ở cuối một con đường. Lớn lên cùng một tuổi thơ với những con trâu chăn ngoài bãi, những con diều tre được thả trong những buổi chiều lộng gió, những lần mò cua bắt ốc, những lần mót lúa, mót khoai,…, những lần ùa xuống sông bơi sang bờ bên kia trộm ngô mà không hề thấy sợ và cũng chẳng thấy ngại là gì.
“Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao…”
Tuổi thơ đơn giản cứ thế trôi đi…
Học xong lớp 9 anh nghỉ học, còn tôi vẫn theo đuổi đam mê theo những con chữ (cũng nhỏ thôi). Kỷ niệm ngày càng nhạt nhòa theo những tháng năm dần trôi.
Bẵng đi một thời gian không nghe thấy thông tin gì về anh, mới gần đây tôi tình cờ gặp anh trên con đường cạnh vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Tôi nhận ra anh trước, khi đó anh cùng một nhóm người già có, trẻ có, nam có, nữ có đang nhốn nháo, hô hào đòi tự do, công lý cho một ai đó. Hai tay anh có cầm tấm biển trắng khổ bằng khổ giấy A4 có ghi mấy dòng chữ (tôi cũng không nhớ rõ là ghi gì nữa), anh hô cũng rất to. Sự tò mò đã làm tôi để mắt vào đám đông. Ở đó nhiều người ăn mặc rất kỳ quặc, hoặc trắng, hoặc vàng, hoặc đỏ, hoặc rách nát, hoặc lịch sự, hoặc lôi thôi, hoặc nhếch nhác, hoặc vẽ vời ngệch ngoạc,..cứ như một buổi biểu diễn thời trang đường phố đa chủ đề, đa thời đại. Tôi gọi anh, anh nhận ra tôi, chúng tôi nhận ra nhau trong một tình huống mà cả hai đều ngạc nhiên. Cuối cùng anh cũng quyết định theo tôi (miễn cưỡng) vào một quán cà phê gần đó. Tôi hỏi anh:
– Anh làm gì ở đây vậy?
Vừa hỏi, tôi cũng nhìn kỹ hơn về anh với thái độ dò xét. Chiếc áo phông anh mặc mang biểu tượng của No-U gạch chéo, phương tiện trên tay anh là chiếc máy ảnh DSLR hiệu Canon, điện thoại Smartphone Lumia, máy tính bảng có hình táo dở gắn ở đằng sạu, trông vẻ rất sàng điệu. Anh trả lời:
– Bây giờ anh đã là nhà “đấu tranh” cho “dân chủ”.
Một chút giật mình, nhưng bình tĩnh lại ngay. Gì mà ghê gớm và to tát vậy. Tôi hỏi lại:
– Anh hiểu thế nào là “Đấu tranh”? Thế nào là “Dân chủ” không ạ?
Anh không trả lời vào ngay câu hỏi của tôi mà anh kể cho tôi nghe về những người nông dân ở Văn Giang, ở Dương Nội, ở Bến Tre, ở Trà Vinh, kể cho tôi nghe về Đỗ Đăng Dư ở Chương Mỹ, về Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng, về Mai Trung Tuấn ở Long An, về ông Chấn Bắc Giang, ông Nén Bình Thuận,… rất nhiều những cái tên. Rồi chuyện Trường Sa – Hoàng Sa ra sao, Trung Quốc đang xâm chiếm Biển Đông như thế nào một cách rất rành rọt như một biên tập viên của một chương trình thời sự. Cuối cùng anh nói:
– Anh “đấu tranh” cho những điều đó.
Tôi hỏi tiếp:
– Vậy còn “Dân chủ”. Anh nghĩ như thế nào là “Dân chủ”?
Anh nói chỉ trong mấy câu đại khái là phải Đa nguyên – đa đảng, bầu cử tổng thống và giải thể đảng Cộng sản.
Sau câu anh nói, câu chuyện của chúng tôi rơi dần vào khoảng lặng. Mỗi người theo đuổi những suy nghĩ của riêng mình. Quán cà phê khá yên tĩnh, tiếng nhạc phát ra từ đôi loa treo tường nhẹ nhàng, du dương, trầm lắng. Anh hút một điều thuốc, làn khói bay lên đậu mơn man trên những vạt lá của những giò lan đang treo trên trần nhà rồi tan dần, tan dần. Tôi nhìn theo anh, tay mân mê ly cà phê vẫn còn hơi ấm. Tôi lại hỏi:
– Anh “đấu tranh” từ khi nào vậy?
– Được hơn năm rồi em, từ khi anh đi xuất khẩu lao động từ Malaysia về, thất nghiệp. Rồi sau lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc vụ dàn khoan HD 981, anh đi riết từ bấy đến giờ, từ Bắc vào Nam, rồi từ Nam ra Bắc… Những thứ em thấy đều do “đấu tranh” mà có đấy. Anh giờ biết sử dụng thành thạo Fb, Youtube như ai.
Nói xong anh cho tôi coi Facebook, coi kênh Youtube của anh, anh khoe anh có hàng nghìn người bạn, có nhiều lượt like, lượt view,… Có vẻ rất hào hứng. Anh còn kể cho tôi trong đội của anh còn có cả những ông giáo sư, tiến sỹ, những nhà văn, nhà báo, luật sư, giáo viên,… còn có cả những ông trước đây cả đời chỉ biết đến mò cua bắt ốc hay những bà buôn cá, bán thịt, những ông xe ôm… Rồi nào là các hội nọ, nhóm kia,..v.v…
Chúng tôi không nói gì thêm về chuyện đó nữa, rồi chúng tôi quay sang nói về chuyện ngày xưa, về làng tôi và cuộc sống của mỗi người. Vì tôi biết bây giờ có nói thêm với anh, có giải thích với anh về điều gì thì cũng là vô ích. Bởi vì những người như anh thực ra luôn “không nguy hiểm” và cũng luôn “vô hại” có chăng thì cũng chỉ làm phức tạp, và rắc rối thếm chút xíu, hoặc cũng chỉ là ngây rối trật tự công cộng mà thôi.
Thôi thì cứ để anh ảo tưởng về một “thiên chức” cao cả mà anh đang nghĩ đó là “trọng trách” để “đấu tranh” cho một xã hội “dân chủ” theo cách anh và các chiến hữu của anh đang hàng ngày thực hiện đi.
Chiều muộn, chia tay anh mà thấy có cái gì đó nao nao… nhưng không phải trong khóe mắt mà ở trong lòng. (có lẽ cà phê làm tôi thấy đói… hehe).
Phương Vương

1 nhận xét:

tôi thấy rất hài hước nhé, dân chủ nhân quyền là một vấn đề lớn vậy mà ở nước ta những kẻ xưng danh là đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền này nọ phần lớn là những kẻ không được học đến nơi đến chốn, chưa nói đến có những kẻ vô học nữa chứ, thế trình độ chúng đâu mà chúng đấu tranh chứ

Đăng nhận xét