14/10/15

Hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại xuyên TBD TPP và những vận hội cho Việt Nam!

Hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại xuyên TBD TPP và những vận hội cho Việt Nam!

Trước thành công của Việt Nam khi đàm phán và gia nhập thành công Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, Rận chủ Việt giống như lũ chó điên khát máu, nhảy xổ vào bình phẩm bằng những lời lẽ khó nghe, chúng đưa ra những nhận định loại trừ khả năng Việt Nam sẽ thành công với những hỗ trợ của TPP. Cũng như trước đây chúng từng bày ra những trò hề nhằm gây cản trở cho tiến trình đàm phán của Việt Nam cũng như bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Với những trò hèn kế bẩn của mình, đám Rận chủ Việt đã thất bại hoàn toàn. Việt Nam đã đàm phán thành công TPP và mở ra một vận hội mới cho sự phát triển của Việt Nam, cũng như giáng một cái tát như trời giáng vào bộ mặt của đám Rận chủ Việt, những kẻ đang làm chó săn thuần phục Việt Tân và đám chống cộng cực đoan Nam Cali và quận Cam của bu Mẽo.
Mời đọc thêm:

Việt Nam đã hoàn tất đàm phán gia nhập TPP

Như vậy trải qua 5 năm đàm phán rất gay go, quyết liệt, các nước tham gia đàm phán đã tháo gỡ những nút thắt trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc. Việt Nam đã chính thức gia nhập TPP là thành viên chính thức của Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, được đánh giá là một Hiệp định thế kỷ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của Việt Nam nói riêng và cộng đồng kinh tế quốc tế nói chung.
zing_tpp_b_2Trưởng đoàn đàm phán 12 nước thành viên TPP họp báo công bố đạt được thỏa thuận cuối cùng tối 5/10 (giờ Hà Nội)(nguồn: internet)
Vào tối 5/10 theo giờ Hà Nội, đại diện Thương Mại Mỹ, Ông Michael Froman thông báo “Chúng tôi – các bộ trưởng thương mại của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam – vui mừng thông báo rằng, chúng ta đã đạt được thỏa thuận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).Sau hơn 5 năm đối thoại tăng cường, chúng tôi đã đi tới thỏa thuận giúp hỗ trợ việc làm, thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện và đổi mới trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều quan trọng nhất là thỏa thuận đã chạm tới mục tiêu mà chúng tôi đặt ra là hướng tới một hiệp định tham vọng, toàn diện. Những yếu tố này sẽ mang lại lợi ích cho công dân của các quốc gia thành viên”. Như vậy Hiệp định xuyên thế kỷ đã được thông qua tại Atlanta một điều khá bất ngờ đối với quốc tế và các nước thành viên tham gia đàm phán.
Đánh giá về sự kiện này, Đại diện Thương mại Australia Andrew Robb nói: “Thỏa thuận này hoàn toàn là bước chuyển biến lớn. Đây là thỏa thuận lớn nhất và tham vọng nhất liên quan đến các quốc gia và là thỏa thuận quan trọng nhất mà các nước đã đạt được trong 20 năm qua kể từ vòng đàm phán Uruguay. Tôi tin rằng nó sẽ định hình tương lai thế kỷ 21″. Như vậy có thể thấy rằng quốc tế nói chung và các thành viên gia nhập TPP nói riêng rất mong đợi vào những thành công của Hiệp định xuyên thế kỷ này, đối với Việt Nam đây cũng chính là vận hội để phát triển.
Tầm quan trọng của TPP đối với Việt Nam
Hiệp định TPP bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước… Theo Bộ Công Thương Việt NAm, TPP là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao trên cơ sở cân bằng lợi ích và có lưu ý tới trình độ phát triển khác nhau giữa các nước tham gia. Hiệp định được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tất cả các nước tham gia; tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân; thúc đẩy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh; thúc đẩy minh bạch hóa và quản trị tốt; đồng thời củng cố các tiêu chuẩn về lao động và môi trường. 
Việt Nam đã phải trải qua hàng trăm vòng đàm phán vô cùng khốc liệt để giành được tấm vé vào TPP, đối với thị trường TPP theo đánh giá của các chuyên gia, khi Việt Nam là thành viên của TPP Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ TPP do nhu cầu ngày càng gia tăng đối với hàng hóa dệt may và giày dép. Nghiên cứu của HSBC Việt Nam  chỉ ra rằng TPP có khả năng tăng thu nhập quốc dân của Việt Nam thêm 10% vào năm 2020. Về vấn đề dệt may của Việt Nam, ông Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết: “Dệt may đóng vai trò rất quan trọng nền kinh tế chúng tôi. Khi vào TPP, ngành dệt may cũng có thể phát triển mạnh hơn nữa. Và điều này có thể giúp rất nhiều cho người nghèo Việt Nam, đóng góp khoảng 1 triệu lao động cho ngành này. Tôi cám ơn các nước TPP đã tạo điều kiện cho dệt may của Việt Nam.” Việt Nam hiện có lợi thế về ngành dệt may, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam vươn xa hơn so với các nước trong khu vực trong cạnh tranh vấn đề dệt may vốn trước đây luôn bị lép vế trên trường quốc tế.
Về vấn đề lao động của Việt Nam, ông Vũ Huy Hoàng cũng phát biểu rằng “Lao động là một trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhất trong quá trình đàm phán với chúng tôi. Các điều kiện quy định trong TPP thì không phải điều kiện lao động của Mỹ hay của bất cứ nước nào mà là theo quy định lao động của tổ chức lao động quốc tế (ILO). Chúng tôi là một thành viên của ILO và chúng tôi cam kết thực hiện theo những quy định của ILO. Điều này thể hiện cam kết và sự sẵn sàng của chúng tôi đối với vấn đề này” với tiềm năng lao động của Việt Nam hiện nay với hơn 50 triệu lao động, rõ ràng đây là vận hội của Việt Nam, vấn đề là chúng ta sẽ tiếp cận để giải quyết vấn đề lao động như thế nào trong điều kiện lao động VN còn đa phần trình độ thấp, là “công nhân cổ xanh”, đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam khi tham gia và TPP.
Hoàn tất đàm phán hiệp định thế kỷ TPP
Ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam
Về vấn đề các vướng mắc về thị trường, khi là thành viên của TPP Việt Nam sẽ không phải vất vả để đối phó như trước kia, theo ông Ô Sudhir Shetty – Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Đông Á – Thái Bình Dương cho hay TPP sẽ giúp các quốc gia tiếp cận thị trường mà trước đây chưa tiếp cận được, tạo ra cú hích cho thương mại đầu tư. “TPP bao gồm một nhóm các nước lớn có trọng lực kinh tế. Khi các rào cản được xóa bỏ, dòng chảy thương mại sẽ tăng lên mạnh mẽ” một cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ để thoát khỏi bóng ma khủng hoảng ảm đạm đang bao trùm lên nền kinh tế Việt Nam kể từ sau cuộc Đại suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008.
Đánh giá về tiềm năng phát triển của Việt Nam sau khi gia nhập TPP, ông Sandeep Mahajan – chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Cụ thể ông nói “Nhóm 12 nước trong TPP đóng góp 40% GDP toàn cầu nên Việt Nam sẽ có thị trường rộng hơn. Đây là cơ hội lớn, chúng tôi đã có những dự tính tác động khá tích cực. GDP có thể tăng thêm 8-10% đến năm 2030, thậm chí còn nhiều hơn”.
Với vận hội mới từ TPP chúng ta tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp đối với Việt Nam, đồng thời cũng là đòn chí mạng đánh thẳng vào mõm của đám Rận chủ Việt, những kẻ đang ngày đêm ủ mưu để chống phá cách mạng Việt Nam cũng như chúng đã từng kêu gọi Mỹ tẩy chay Việt Nam khỏi TPP trước đây. Sự thành công của Việt Nam tại TPP một lần nữa đã khẳng định được sự đúng đắn trong đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và nỗ lực của Chính phủ trong quyết tâm xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo đúng mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trần Ái Quốc
Theo nendanchu2012

0 nhận xét:

Đăng nhận xét