6/10/15

Sự thật về Điều 258 và nhân quyền ở Việt Nam

Sự thật về Điều 258 và nhân quyền ở Việt Nam

Ngày 25-2 tại Gionever (Thụy Sỹ), Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự khóa họp 22 của hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Tại phiên họp, Bộ trưởng đã có phát biểu được cho là phù hợp với trách nhiệm của Việt Nam đối với tình hình nhân quyền của Việt Nam và trên thế giới, đó là việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Mặc dù trước mắt còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng những gì mà Việt Nam đã và đang chứng minh cho nhân dân thế giới thấy rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam đã và đang phát triển toàn diện về mọi mặt thì chúng ta có quyền tin tưởng vào kết quả thuận lợi cho Việt Nam trong cuộc bầu cử thời gian tới.
Nhưng bao giờ cũng thế, đã trở thành thói quen không thế từ bỏ đó là khi Việt Nam chúng ta có những bước đi mới, phát triển và hoàn thiện hơn về các chủ trương, chính sách liên quan đến tình trạng nhân quyền thì bọn cơ hội chính trị lại được phen làm “anh hung bàn phím”. Đó là việc các blogger “chân chính” tung hoành trên mạng internet về việc phản đối việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đó là các thông cáo, các tuyên bố 258 tuyên truyền, vu khống về việc vi phạm nhân quyền của Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt là việc các blogger Việt Nam tiến hành tuyên truyền, phá hoại và tiến hành nhiều hoạt động nhằm xóa bỏ điều 258 của Bộ luật hình sự Việt Nam, yêu cầu Việt Nam thay đổi luật pháp để chúng có cơ hội và điều kiện tiến hành các hoạt động xâm trật tự an toàn xã hội, và an ninh quốc gia của Việt Nam. Việc chúng ra các tuyên bố 258 hay các thông cáo liên quan đến việc xóa bỏ Điều 258 của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoàn toàn chỉ nhằm phục vụ mục đích phá hoại của chúng mà thôi.
CaptureĐiều 258 đang bị các blogger “chân chính” đòi xóa bỏ
Còn đây là sự thật về điều 258:
Trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 và sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ dến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
2. Phạm tội trong các trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai đến bảy năm .
Như vậy nếu Nhà nước ta tiến hành xóa bỏ Điều 258 theo lời của các blogger thì việc các blogger tiến hành quyền tự do ngôn luận của mình bằng việc viết trên các blog của mình về việc tuyên truyền sai sự thật về các thông tin của cá nhân, tổ chức rồi làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sự phát triển của họ trong công việc, uy tín, danh sự nhâm phẩm của họ thì sẽ không bị xử lý thì một xã hội “loạn” theo đúng nghĩa của nó sẽ xuất hiện và đi xa hơn nữa là khi các cá blogger tiến hành phá hoại, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước mà không bị một chế tài nào xử lý thì việc đất nước đó sớm tiêu vong là điều không tránh khỏi. Và Việt Nam nhất định không để điều đó xảy ra nên việc ban hành luật pháp để quản lý đất nước là điều hoàn toàn hợp lý. Sự thật là Điều 258 của Bộ luật hình sự không hề xâm vi phạm nhân quyền và đi ngược lại với các cam kết, hiệp ước mà nước ta đã ký liên quan đến lĩnh vực nhân quyền. Các blogger nói rằng Điều 258 đã đi ngược lại Điều 29 và 19 của Công ước quốc tế nói trên nhưng sự thật thì Điều 258 đã quán triệt tinh thần của hai điều trên và đã hạn chế được những hành động nhất định lợi dụng các quyền cá nhân không theo pháp luật.
Quay trở lại với việc nước ta tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, có thể thấy rằng đây là cơ hội lớn cho Việt Nam. Nói về nhân quyền thì Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào mà khẳng định rằng các quyền tự do dân sự, quyền tự do chính trị và các quyền liên quan khác đến nhân quyền như quyền tự do tư tưởng, tự do phát ngôn,… đều được đảm bảo và Việt Nam luôn ưu tiên thực hiện các quyền này một cách hiệu quả nhất. Tại Hiến pháp năm 1992 thì nhân quyền cũng được khẳng định cơ sở pháp lý của mình tại Điều 69, cho phép các công dân được tự do bày tỏ quan điểm của mình trên các lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội … một cách rộng rãi nhưng mà phải dựa trên quy định chứ không được xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức, công dân. Các quyền về dân sự và chính trị được thể hiện ở việc tất cả mọi người đều được sống trong môi trường độc lập, tự do, vận mệnh của mình không phụ thuộc vào người khác mà do chính bản thân cá nhân mình tự quyết định, không chịu ảnh hưởng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào chi phối quyền dân sự và chính trị của mình. Nhà nước ta luôn đặt quyền con người lên hàng đầu và đảm bảo cho nó được thực hiện nhưng không được phép để người dân lợi dụng các quyền con người để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Nước ta dành nhiều sự quan tâm cho các quyền văn hóa, xã hội như việc thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo cũng như phát triển văn hóa cho các vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi. Tích cực thực hiện các chương trình y tế, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho vùng sâu vùng xa và đã đạt được nhiều thành tích tích cực như tỷ lệ trẻ em tử vong, trẻ em suy dinh dưỡng, mù chữ đều giảm mạnh…
Mặc dù tình trạng nhân quyền ở Việt Nam còn một số hạn chế nhất định song đó chỉ là một phần rất nhỏ mà Việt Nam sẽ khắc phục trong thời gian tới như điều kiện giáo dục, tạo việc làm cho người khuyết tật còn hạn chế, đời sống của người dân vẫn còn nhiều đối tượng thuộc diện nghèo nhưng đó chỉ là một phần không đáng kể và Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách thích hợp để tiến tới khắc phục những hạn chế trên. Với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua về nhân quyền và việc ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ nhân quyền trên thế giới thì Việt Nam hoàn toàn có thể đảm nhận tốt vai trò là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và sẽ có nhiều đóng góp tích cực trong việc thực hiện chức năng của tổ chức này, vì một thế giới hòa bình, phát triển toàn diện và con người luôn được đảm bảo công bằng, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Hunter

0 nhận xét:

Đăng nhận xét