Sự thật về sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam, ai mang ơn ai!
Việt Nam và Trung Quốc
là hai nước láng giềng gần gũi, nhân dân hai nước luôn luôn gắn bó,
giúp đỡ, cổ vũ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì
lợi ích cách mạng của nhân dân mỗi nước. Nhân dân Việt Nam đã ủng hộ
nhân dân Trung Quốc về chính trị và tinh thần, có lúc đã phối hợp chiến
đấu cùng với nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nhân dân Trung Quốc, mặc dầu còn có nhiều khó khăn, nhất là trong những
năm đầu của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,
đã dành sự giúp đỡ to lớn cho nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng
chiến chống bọn đế quốc xâm lược. Nhân dân Việt Nam rất quý trọng và
luôn luôn giữ gìn, vun đắp cho mối tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam
và nhân dân Trung Quốc đời đời bền vững. Nhân dân Việt Nam không hề xâm
phạm độc lập, chủ quyền, lãnh thổ của nhân dân Trung Quốc, không hề can
thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Nước Việt Nam nhỏ bé và láng giềng Trung Quốc to lớn nhưng ngạo ngược và bá quyền!
Đối với những vấn đề bất đồng về quan
điểm hoặc những hành động sai trái do những người lãnh đạo Trung Quốc
gây ra đối với Việt Nam, phía Việt Nam đã cố gắng và bền bỉ tìm cách
giải quyết bằng con đường thảo luận nội bộ giữa hai bên. Mặc dầu những
người lãnh đạo Trung Quốc đang tâm phá hoại tình hữu nghị truyền thống
giữa nhân dân hai nước, nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ
to lớn mà nhân dân Trung Quốc đã dành cho nhân dân Việt Nam và rất mong
muốn tình hữu nghị anh em giữa nhân dân hai nước sớm được khôi phục.
Trong các cuộc đàm phán để giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa
hai nước, phía Việt Nam luôn luôn xuất phát từ lòng mong muốn tha thiết
đó của nhân dân Việt Nam. Lập trường trước sau như một của Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là sớm khôi phục quan hệ bình
thường giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa trên những nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mỗi nước và vì lợi ích
của hoà bình ổn định ở Đông nam châu Á và trên thế giới. Tóm lại, trong
30 năm qua, những người cầm quyền Trung Quốc đã ba lần phản bội nhân
dân Việt Nam :
1- Tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954,
họ đã bán rẻ lợi ích dân tộc của nhân dân Việt Nam, không những để bảo
đảm cho nước họ một vành đai an ninh ở phía nam, mà còn để chuẩn bị địa
bàn cho việc thực hiện mưu đồ bành trướng ở Đông Dương và Đông nam châu
Á. Họ muốn duy trì tình trạng Việt Nam bị chia cắt lâu dài, hòng làm cho
Việt Nam suy yếu và phải phụ thuộc vào Trung Quốc.
2- Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, khi chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ
thì họ bật đèn xanh cho Mỹ ném bom miền bắc Việt Nam, đồng thời đưa quân
Mỹ trực tiếp xâm lược miền nam Việt Nam. Khi Việt Nam muốn ngồi vào
thương lượng với Mỹ để phối hợp ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại
giao thì họ ngăn cản. Khi nhân dân Việt Nam đang trên đà đi tới thắng
lợi hoàn toàn thì họ bắt tay với chính quyền Níchxơn, dùng xương máu của
nhân dân Việt Nam để đưa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lên địa vị
“siêu cường thứ ba” và đổi chác lấy việc giải quyết vấn đê Đài Loan.
3- Sau khi nhân dân Việt Nam giải
phóng hoàn toàn miền nam khỏi ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ
và thống nhất nước nhà, họ đã dùng mọi thủ đoạn chính trị, quân sự,
kinh tế, ngoại giao để làm suy yếu nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, hòng khuất phục nhân dân Việt Nam, tiến đến dùng lực lượng quân sự
của bè lũ tay sai Pôn Pốt Iêng xary xâm lược Việt Nam ở phía tây nam và
lực lượng quân sự của Trung Quốc trực tiếp xâm lược Việt Nam ở phía bắc,
giết hại nhân dân Việt Nam, phá hoại nghiêm trọng các cơ sở kinh tế,
văn hoá của Việt Nam ở các vùng có chiến sự. Ba lần họ phản bội Việt
Nam, lần sau độc ác, bẩn thỉu hơn lần trước! Đối với nhân dân Lào và
nhân dân Campuchia, những người cầm quyền Trung Quốc cũng đã phản bội
độc ác và bẩn thỉu. Họ đã hy sinh lợi ích dân tộc của nhân dân Lào và
nhân dân Campuchia tại Hội nghị Giưonevơ năm 1954. Trong thời kỳ sau
Giơnevơ, họ ngăn cản nhân dân Lào và nhân dân Campuchia đấu tranh cho
độc lập dân tộc, hoà bình, trung lập . Khi nhân dân Campuchia hoàn toàn
giải phóng đất nước ngày 17 tháng 4 năm 1975, họ đã dùng bọn tay sai Pôn
Pốt Iêng Xary để thực hiện chính sách diệt chủng, biến Campuchia thành
một nước chư hầu kiểu mới, một căn cứ quân sự để từ đó tiến công nước
cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở phía tây nam. Đối với nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào, họ phá hoại công cuộc xây dựng hoà bình của nhân
dân Lào, trang bị và giúp đỡ các lực lượng phản động ở Lào gây rối loạn,
đưa nhiều sư đoàn áp sát biên giới Lào Trung, hòng ép nhân dân Lào đi
vào quỹ đạo của Bắc Kinh.
Họ chia rẽ nhân dân ba nước Việt nam,
Lào, Campuchia hòng làm suy yếu và thôn tính từng nước. Để che giấu bộ
mặt phản động của họ, những người cầm quyền Bắc Kinh thường hay nhắc đến
việc Trung Quốc viện trợ cho nước Việt Nam, thậm chí khoe rằng quân đội
của họ đã “chiến đấu ở Điện Biên Phủ”…Nhân dân Trung Quốc đã dành môt
phần thành quả lao động của mình để giúp đỡ nhân dân Việt Nam kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng đất nước, đó là điều mà nhân dân
Việt Nam trong bất cứ tình huống nào, mãi mãi không bao giờ quên. Đối
với nhân dân Việt Nam, đó là biểu hiện cao đẹp của mối tình đoàn kết
chiến đấu của những người chung cảnh ngộ, nhưng đối với tập đoàn phản
động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đó là một công cụ chính trị để thực
hiện chính sách bành trướng của họ ở Việt Nam cũng như trên toàn bán đảo
Đông Dương. Thực tế đã chỉ rõ họ đã sử dụng viện trợ đó khi thì như một
“củ cà rốt”, khi thì như một “cái gậy”, tuỳ theo yêu cầu chính trị từng
lúc của họ. Vả lại không chỉ có vấn đề Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam.
Những người lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng, nói đến cám ơn
thì nhân dân Trung Quốc phải cám ơn nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam
đã hy sinh nhiều, cống hiến nhiều đối với nhân dân Trung Quốc. Nhân dân
Trung Quốc phải cám ơn và có nghĩa vụ giúp đỡ, ủng hộ nhân dân Việt
Nam. Nhân dân hai nước giúp đỡ lẫn nhau.
Về việc tổng thống Ních xơn đi thăn Trung
Quốc năm 1972, chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói với những người lãnh đạo
Việt Nam tháng 6 năm 1973 như sau: “ Thành thực mà nói, nhân dân Trung
Quốc, Đảng cộng sản Trung Quốc và nhân dân thế giới phải cám ơn nhân dân
Việt Nam đã đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Níchxơn
phải đi Bắc Kinh” Về việc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vào Liên hợp
quốc năm 1971, thủ tướng Chu Ân Lai đã nói trong cuộ hội đàm với các nhà
lãnh đạo Việt Nam tháng 11 năm 1971: “ Cống hiến của Việt Nam là rất
lớn. Chúng ta gắn bó với nhau” Lịch sử-và trước hết là đội quân viễn
chinh Pháp-đã trả lời rõ ràng câu hỏi: ai đã chiến đấu và chiến thắng ở
Điện Biên Phủ năm 1954? Điều cần nói thêm là trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, Chính phủ Trung Quốc có phái một số cố vấn
sang Việt Nam, và trong những năm 1960 Bắc Kinh có đưa sang Việt Nam
một lực lượng gọi là “bộ đội hậu cần” để giúp Việt Nam sửa những đoạn
đường sắt và đường bộ giáp Trung Quốc bị bom Mỹ phá hỏng và làm một số
đường mới ở vùng biên giới hai nước. Nhưng mặt chủ yếu họ làm là điều
tra tình hình các mặt, thâm nhập những vùng có các dân tộc thiểu số và
tuyên truyền “cách mạng văn hoá”. Phần lớn những gián điệp và “bộ đội
sơn cước” mà phía Việt Nam đã bắt được trong tháng 2, tháng 3 vừa qua
chính là những tên “bộ đội làm đường” Trung Quốc trước đây. Từ sự phản
bội ở Hội nghị Giơnevơ 1954, việc lợi dụng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của nhân dân Việt Nam đến việc dựng lên chế độ diệt chủng Pôn Pốt
Iêng Xary, vũ trang xâm lược Việt Nam và uy hiếp xâm lược Lào, chủ nghĩa
bành trướng đại dân tộc và chủ nghĩa bá quyền nước lớn. Cụ thể là họ
mưu toan thôn tính Việt Nam và toàn bộ Đông Dương, lấy đó làm bàn đạp
tiến xuống Đông nam châu Á và từng bước triển khai chiến lược toàn cầu
của họ. Để đạt mục tiêu bành trướng và bá quyền của họ, những người cầm
quyền Bắc Kinh đã nâng lừa dối và bịp bợm thành một quốc sách, một thủ
đoạn chiến lược. Về phương diện này, từ chỗ là những người học trò của
Gơben (bộ trưởng tuyên truyền của Hítle), họ đã trở thành người thầy của
Gơben. Họ gán cho người khác những điều mà họ muốn làm. Họ đổ vấy cho
người khác những điều mà chính họ làm. Họ dựng đứng sự việc, xuyên tạc
tài liệu, bóp méo lịch sử. Họ đổi trắng thay đen, đảo ngược phải trái và
cứ thế mà tuyên truyền bằng bộ máy thông tin khổng lồ và mọi phương
tiện khác. Họ giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa xã hội nhưng lại chống
chủ nghĩa xã hội. Họ hò hét chống chủ nghĩa đế quốc nhưng chính họ bắt
tay với đế quốc Mỹ. Họ kêu la phải chống hai siêu cường nhưng lại câu
kết với đế quốc Mỹ để chống Liên Xô. Họ nói chống chủ nghĩa bá quyền,
nhưng chính họ mưu toan thực hiện chủ nghĩa bá quyền ở Đông Dương và
Đông nam châu Á. Họ đưa quân xâm lược nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nhưng lại vu cáo Việt Nam “xâm lược” Trung Quốc. Họ tỏ vẻ “bảo
vệ nhân quyền”, quan tâm đến “những người Đông Dương di tản”, nhưng
chính họ đã giết hại hàng triệu người Trung Quốc trong cuộc “đại cách
mạng văn hoá”, đã xúi giục hơn 20 vạn người Hoa bỏ Việt Nam đi Trung
Quốc. Đối với những người cầm quyền Bắc Kinh, luận điệu của họ là chân
lý, lợi ích của họ là đạo lý. “Quan châu được đốt đèn, dân đen không
được nổi lửa”, câu nói đó của những người nông dân Trung Quốc dùng trước
đây để chỉ trích sự áp bức của bọn bạo chúa phong kiến đã trở thành
phương châm của những người cầm quyền Bắc Kinh hiện nay nhằm thực hiện
tham vọng bành trướng và bá quyền của họ.
Thằng Đậu
Theo nendanchu2012
0 nhận xét:
Đăng nhận xét