Về bài viết của Quang Minh Doan (gr Dòng Máu Lạc Hồng)
Trang facebook Dòng Máu Lạc Hồng- một
nhóm lớn trên fb với hơn 30 ngàn thành viên kết bạn và theo dõi với
danh nghĩa là một trang mạng yêu nước chống Rận sâu sắc trên diễn đàn
mạng. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã lộ rõ bản chất của một trang mạng
phản động, núp bóng người yêu nước, trong đó tiêu biểu là nhân vật Quang
Minh Doan, admin của trang này.
Trong bài
viết “AI CÒN CHỐNG CỘNG” do Quang Minh Doan đăng trên gr Dòng Máu Lạc
Hồng, Quang Minh Doan đã hiện nguyên hình một gã phản trắc khi gắng đào
sâu để chứng minh rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là người cộng sản
mà chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc (hắn dùng từ rất mất dạy rằng Cụ Hồ chìa
tay với Mỹ nên bị từ chối mới ngả sang phía cộng sản).
Mất dạy hơn
khi quay lưng phủ nhận lịch sử, Quang Minh Doan sàm ngôn rằng Việt Nam
chưa bao giờ là “quốc gia cộng sản”. Trong phạm vi bài viết này, Lão chỉ
xin bàn về vấn đề Việt Nam có phải là quốc gia cộng sản hay không và
Chủ tịch Hồ Chí Minh có phải là người cộng sản hay không? Chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam là sự lựa chọn khách quan của lịch sử hay chỉ là vì sự
bắt tay hỏng với Huê Kỳ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gã chứng minh lập luận này bằng cách khẳng định rằng “Nhà nước VNDCCH ra đời năm 1945 theo thể chế Dân chủ Tư sản và đa đảng”
không biết gã lấy nguồn và kết luận từ căn cứ nào, hay chỉ suy diễn từ
bộ óc phản trắc của gã để đưa ra những kết luận ngớ ngẩn tầm cỡ như vậy?
Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt chính phủ kháng chiến, thay mặt quốc dân đồng bào đọc bản tuyên
ngôn độc lập “khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” nhà nước
công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Lịch sử còn ghi lại rằng “Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong số các quyết định của cuộc họp này, Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể Dân chủ Cộng hòa”.
Sau đó với tình thế thù trọng giặc ngoài như ngàn cân treo đầu sợi tóc,
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định tổng tuyển cử bầu quốc hội
và Chính phủ, ban hành bản Hiến pháp năm 1946, bản hiến pháp của Nhà
nước công – nông. Mặc dù Việt Nam chưa được nước nào trên thế giới thừa
nhận nền độc lập, nhưng đã là quốc gia theo con đường cách mạng vô sản,
cộng sản đúng nghĩa. Lúc này trên thực tế Đảng Cộng sản Việt Nam nắm
quyền lãnh đạo, còn cái thứ gọi và Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt là
những đảng tay sai, dựa vào đế quốc, chẳng có vai trò, vị trí gì đối với
cách mạng Việt Nam, nên không hề có chuyện đa nguyên, đa đảng ở Việt
Nam giai đoạn này.
Để hiểu rõ
hơn vấn đề lựa chọn con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo
khuynh hướng cách mạng vô sản, phải quay ngược trở lại lịch sử từ năm
1911 khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước. Trải qua 3 đại dương, 4 châu lục, đi hơn 30 nước trên thế giới,
đến tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương và vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của Lênin đăng trên báo L’ Humanité. Người nhận ra “Đây là cái cần
thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái
Quốc tìm thấy trong luận cương của Lênin lời giải đáp về con đường giải
phóng cho nhân dân Việt Nam; lời giải đáp về cách mạng thuộc địa trong
mối quan hệ với cách mạng thế giới; mối quan hệ giữa yếu tố sức mạnh dân
tộc và sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế.
Từ đó, những
tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản bắt đầu thấm sâu vào Người và được Người
truyền bá vào chủ nghĩa chủ nghĩa Mác Lê Nin vào Việt Nam. Người khẳng
định “Chủ nghĩa Mác – Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng
và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những
là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi
đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”[1]
Về ý nghĩa
của Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc nhận định : Cách mạng Tháng
Mười như tiếng sét đã đánh thức nhân dân Châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ
nay. “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công
thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền
gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại phải theo chủ nghĩa Mã
Khắc Tư và Lênin”.
Trước đó,
qua quá trình nghiên cứu, xem xét Cách mạng tư sản Mỹ và Cách mạng tư
sản Pháp đã giúp Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rằng.
Đối với cách mạng Mỹ (1776) Người nhận xét: “Trong lời tuyên ngôn của Mỹ có câu rằng “Giời
sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh cho mình, quyền làm
ăn cho sung sướng,..Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân
chúng phải đập đổ chính phủ ấy đi và gây lên chính phủ khác,..” Nhưng bây giờ chính phủ Mỹ lại không muốn cho ai nói đến cách mệnh, ai đụng đến chính phủ. Người kết luận: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn có lo tính cách mệnh lần thứ hai”. [Văn kiện Đảng t1.tr 26,27]
Đối với cách mạng Pháp (1789) Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Tư
bản nó dùng chữ Tự do, Bình đẳng, Đồng bào để lừa dân, xúi dân đánh đổ
phong kiến. Khi dân đánh đổ phong kiến rồi thì nó lại thay phong kiến mà
áp bức dân…Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư
bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực
trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách
mệnh đã bốn lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh
lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những
điều ấy”.[VK Đảng toàn tập, T1, tr31].
Như vậy khi đã tìm hiểu kỹ về cách mệnh
Mỹ, cách mệnh Pháp nhưng nhận thấy nó không phù hợp với tiến trình cách
mạng Việt Nam, có những hạn chế nên đã tìm đến với chủ nghĩa của Leenin
và cách mạng Tháng 10 Nga Vĩ đại. Người rất vui mừng khi gặp chủ nghĩa
của Lê nin,
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khócLệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin.
Giữa giây phút thiêng liêng, xúc động ấy Bác thấy vận mệnh của Nước gắn với vận mệnh của Đảng:
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc
Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười.
(Chế Lan Viên)
Như vậy không hề có chuyện ngay từ đầu Hồ
Chí Minh đã muốn đi theo Mỹ, học theo Mỹ và bắt tay Mỹ để làm cách mạng
như Quang Minh Doan nói. Những điều này
chắc hẳn một kẻ tự xưng là nghiên cứu chính trị, xã hội như Quang Minh
Doan phải biết chứ nhỉ? Hay là hắn học tập không đên nơi, đến chốn như
bè lũ Rận chủ Việt kia? Việc Bác Hồ bắt tay với Mỹ không phải vì Mỹ tốt,
Mỹ giúp Việt Nam giành lại độc lập, vì trên thực tế tội ác của Mỹ gây
ra cho nhân dân Việt Nam trong chiến tranh là không gì có thể bù đắp
được, mà vì tầm nhìn chiến lược của Người về tương lai của một quốc tế
đoàn kết, hội nhập và thực tế quan hệ quốc tế giai đoạn hiện nay đã
chứng minh sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh, một tư tưởng vượt thời
đại, đúng đắn cả trong thời đại ngày nay.
Từ những nghiên cứu của mĩnh Nguyễn Ái Quốc đưa ra kết luận rằng: “ Trong
thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công tới
nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật,
không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe
khoang bên An Nam…Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh
thành công thì phải có dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững
bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải
theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”[2].
Sau đó Người
đã lập nên Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (tiền thân của Đảng cộng
sản sau này) và thực hiện chỉ thị của quốc tế cộng sản hợp nhất 3 tổ
chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Cũng từ đó
Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam trải qua bao thác ghềnh của lịch sử,
giành thắng lợi tại cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngay trong bản Hiến
Pháp năm 1946 đã khẳng định:
Điều thứ 1
Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà.
Tất
cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân
biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.
Điều này
suy rộng ra không hề có chuyện đa nguyên, đa đảng, hay dân chủ tư sản
như Quang Minh Doan và một số kẻ xét lại đang cố gắng chứng minh. Bởi
xét về bản chất của cách mạng dân chủ tư sản, không đến nơi, nghĩa là
quyền lợi nằm trong tay giai cấp tư sản, còn người nông dân vẫn không có
quyền hành gì, vẫn bị bóc lột thảm hại.
Như vậy ở
sự lựa chọn về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn khách
quan của lịch sử cách mạng Việt Nam được chứng minh qua vai trò vận động
cách mạng của Hồ Chí Minh. Kẻ nào đang cố gắng chứng minh rằng Hồ Chí
Minh không phải là người cộng sản, Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội chỉ là
bước đường cùng vui lòng nhập trại tâm thần gấp, bởi trên diễn đàn này
không có chỗ cho những kẻ phản trắc, xuyên tạc lịch sử và bôi nhọ lãnh
tụ, cái đó không phải là bản tính của người dân Việt Nam.
Tiếp đó gã Quang Minh Doan còn lấp liếm rằng “Mùa
Xuân năm 1975, cho rằng đến Đế quốc Mỹ, nước Tư bản trùm sò ta còn
thắng được thì không gì mà Việt Nam không thể làm được nên lãnh đạo Việt
Nam lúc đó đã vội vàng đổi tên Đảng là ĐCSVN và đổi trên nước là
CHXHCNVN bất chấp lời khuyên và cảnh báo của chính bạn bè ở Liên Xô và
Đông Âu rằng “các đồng chí chưa nên làm việc đó vì Việt Nam chưa đủ điều
kiện để tiến lên CNXH” Xin hỏi đây là quan điểm của ai? Được trích
từ tài liệu nào hay cũng chỉ là những quan điểm do Quang Minh Doan tự
sáng tác ra và nâng nó lên thành quan điểm của Đảng, Bác Hồ? Việc Đảng
Cộng sản Việt Nam quay trở về với tên gọi và vai trò vốn có là một tất
yếu của lịch sử như lúc nó sinh ra và khẳng định được vai trò chèo chống
con thuyền cách mạng đi đến bến bờ của thành công. Việc đổi tên nước
thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (cái này Quốc Hội đã bàn rất
nhiều trong đợt thảo luận về Dự thảo Hiến pháp năm 2013, một số kẻ xét
lại đã tìm mọi cách để khẳng định cách đổi tên này là sai lầm, cần quay
về tên dưới thời cụ Hồ, tức là Việt Nam Dân chủ cộng hòa, giai đoạn thấp
của XHCN) cái này Lão không bàn ở đây. Chỉ có điều, tự sáng tạo ra
những quan điểm và dùng cái đó để chứng minh cho lập luận phản trắc của
mình là hành vi của những kẻ vô học, vô lương tri.
Mất dạy hơn, Quang Minh Doan còn khẳng định rằng “Ngay
kể cả tên Đảng, cùng là Đảng này, với cơ cấu giai tầng tập hợp trong
Đảng như hiện nay, khi thành lập lại Đảng, Hồ Chủ Tịch cương quyết đặt
tên là Đảng Lao động Việt Nam chứ không phải là ĐCSVN như bây giờ. Như
vậy, thực tế cho đến nay, Việt Nam vẫn đang là một nước Dân chủ phát
triển theo thiên hướng xã hội chủ nghĩa nhưng sẵn sàng học tập và áp
dụng mọi thành tựu của nhân loại, trong đó đa phần là thành tựu của thế
giới tư bản chứ chưa bao giờ Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa chứ
đừng nói là một “quốc gia cộng sản” như mấy người “chống cộng” vẫn tuyên
truyền. Vì vậy, mấy người “chống cộng” thực chất là chống cái thứ chưa
hề tồn tại ở Việt Nam…”
Mang danh là một kẻ yêu nước, nhưng Quang Minh Doan đang cố chứng minh cái gì đây? Việc đổi tên Đảng từ Đảng cộng sản Việt Nam (1930) – Đảng cộng sản Đông Dương (1930-1931) – Đảng tự giải tán, lui vào hoạt động bí mật (1936-1945) – Đảng ra hoạt động công khai lấy tên Đảng lao động Việt Nam (1951)- quay trở lại là Đảng Cộng Sản Việt Nam (1976) là do yêu cầu cụ thể của cách mạng Việt Nam, trong tư liệu do Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại không hề có dòng nào nhắc đến chuyện khẳng định hay cương quyết, tất cả mọi quyết định đều do quốc dân đồng bào quyết định. Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để còn đan xen giữa cái cũ và cái mới. Tất cả các văn kiện Đại hội Đảng đều khẳng định bản chất của thể chế chính trị Việt Nam là thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,…tuy nhiên, chưa phải là chủ nghĩa xã hội, ngay cả Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng khẳng định “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Việt Nam với “ưu thế hậu phát” có quyền thừa hưởng những thành tựu của văn minh nhân loại để phát triển nền kinh tế, đây là con đường đúng đắn, CNTB chỉ hạn chế về kiến trúc thượng tầng và thể chế chính trị, còn những thành tựu trong CNTB là thành tựu của văn minh loài người, ai cũng có quyền thừa hưởng để phát triển, bất kể là Trung Quốc hay Việt Nam. Thế nhưng lập luận như Quang Minh Doan rằng “Việt Nam vẫn đang là một nước Dân chủ phát triển theo thiên hướng xã hội chủ nghĩa nhưng sẵn sàng học tập và áp dụng mọi thành tựu của nhân loại, trong đó đa phần là thành tựu của thế giới tư bản chứ chưa bao giờ Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa chứ đừng nói là một “quốc gia cộng sản” là một lập luận phản trắc, phủ nhận mọi thành quả của cách mạng Việt Nam, của cha ông ta trong suốt hàng trăm năm qua. Đây là tư tưởng của những kẻ xét lại, cần nhìn nhận rõ ràng, đúng đắn và loại bỏ sớm nhằm tránh nguy hại cho xã hội.
Trần Ái QuốcMang danh là một kẻ yêu nước, nhưng Quang Minh Doan đang cố chứng minh cái gì đây? Việc đổi tên Đảng từ Đảng cộng sản Việt Nam (1930) – Đảng cộng sản Đông Dương (1930-1931) – Đảng tự giải tán, lui vào hoạt động bí mật (1936-1945) – Đảng ra hoạt động công khai lấy tên Đảng lao động Việt Nam (1951)- quay trở lại là Đảng Cộng Sản Việt Nam (1976) là do yêu cầu cụ thể của cách mạng Việt Nam, trong tư liệu do Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại không hề có dòng nào nhắc đến chuyện khẳng định hay cương quyết, tất cả mọi quyết định đều do quốc dân đồng bào quyết định. Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để còn đan xen giữa cái cũ và cái mới. Tất cả các văn kiện Đại hội Đảng đều khẳng định bản chất của thể chế chính trị Việt Nam là thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,…tuy nhiên, chưa phải là chủ nghĩa xã hội, ngay cả Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng khẳng định “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Việt Nam với “ưu thế hậu phát” có quyền thừa hưởng những thành tựu của văn minh nhân loại để phát triển nền kinh tế, đây là con đường đúng đắn, CNTB chỉ hạn chế về kiến trúc thượng tầng và thể chế chính trị, còn những thành tựu trong CNTB là thành tựu của văn minh loài người, ai cũng có quyền thừa hưởng để phát triển, bất kể là Trung Quốc hay Việt Nam. Thế nhưng lập luận như Quang Minh Doan rằng “Việt Nam vẫn đang là một nước Dân chủ phát triển theo thiên hướng xã hội chủ nghĩa nhưng sẵn sàng học tập và áp dụng mọi thành tựu của nhân loại, trong đó đa phần là thành tựu của thế giới tư bản chứ chưa bao giờ Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa chứ đừng nói là một “quốc gia cộng sản” là một lập luận phản trắc, phủ nhận mọi thành quả của cách mạng Việt Nam, của cha ông ta trong suốt hàng trăm năm qua. Đây là tư tưởng của những kẻ xét lại, cần nhìn nhận rõ ràng, đúng đắn và loại bỏ sớm nhằm tránh nguy hại cho xã hội.
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.10, tr.128
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t.1, tr.39.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.10, tr.127.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét