Đôi điều về dự án xây dựng khu tưởng niệm Hoàng Sa!
Lịch sử
mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã bao phen
phải đối đầu với giặc để giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của dân
tộc. Chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc Việt Nam đã được xương,
máu, mồ hôi, nước mắt của biết bao thế hệ con dân nước Việt ngã xuống
để giữ vững, bảo vệ. Đối với chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, trong quá khứ chúng ta đã có những đội quân bảo vệ chủ quyền biển
đảo như Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải được lập ra từ thế kỷ XVII
dưới thời nhà Nguyễn.
Theo Lê Quý Đôn ghi chép lại: Ngày
trước, họ Nguyễn có thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã
An Vĩnh bổ sung vào. Mỗi năm luân phiên nhau đi, tháng giêng nhận giấy
làm sai dịch, được cấp phát mỗi người sáu tháng lương, chèo năm chiếc
thuyền câu nhỏ ra ngoài biển, phải mất ba ngày ba đêm mới đến đảo. Ở đó
họ tha hồ bắt chim, bắt cá mà ăn. Họ thu được những đồ vật của tàu (bị
đắm) như gươm và ngựa bằng đồng, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng,
thiếc khối, chì, súng, ngà voi, sáp ong vàng, chiêng, đồ sứ,…Họ còn lượm
thật nhiều vỏ đồi mồi, hải sâm và hạt ốc vân. Đến tháng 8 thì họ trở
về, và cửa Yêu rồi tới thành Phú Xuân để nạp các thứ lượm được. Sau khi
cân, phân loại và định giá mới cho họ bán riêng vài thứ như ốc vân, hải
ba và hải sâm. Xong, họ được lãnh bằng để về nhà, những thứ lượm được
khi nhiều, khi ít không nhất định, có lần họ cũng phải về không[1] Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn – NXB Giáo dục 2007, tập 2, trang 148.
Có những câu
chuyện lưu danh sử sách như chuyện Như câu chuyện về Chánh đội trưởng
suất đội Phạm Hữu Nhật vâng mệnh vua Minh Mạng (1836) dẫn đoàn thuyền
của đội Hoàng Sa ra Biển Đông cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc vẽ bản
đồ, trồng cây cối, thu lượm hải vật trong suốt 6 tháng ròng rã, kể từ
đó công việc này thành lệ hàng năm. Không ai rõ Phạm Hữu Nhật đã đi bao
nhiêu chuyến, nhưng có một điều chắc chắn là lần cuối cùng ông đã đi mãi
không về. Người thân đã phải ngậm ngùi an táng ông bằng nấm mộ chiêu
hồn không hài cốt. Tổ quốc khắc ghi công ơn của ông bằng việc đặt tên
Hữu Nhật cho một hòn đảo lớn ở phía nam quần đảo Hoàng Sa.
Tổ quốc ghi
nhớ công lao của những anh hùng dân tộc đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo
thiêng liêng của Tổ quốc, nên việc tưởng nhớ, dựng tượng đài hay đền
thờ để ghi nhớ công lao của Tổ tiên, đồng thời giáo dục truyền thống yêu
nước, ý thức tự hào dân tộc là điều đáng làm, đáng trân trọng. Việc làm
của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khi kêu gọi các nguồn vốn để tiến
hành xây dựng khu tưởng niệm ở Hoàng Sa và việc làm thiết thực và có ý
nghĩa quan trọng đối với đất nước.
Cần hiểu khái niệm “hy sinh” thế nào cho đúng?
Tuy nhiên,
việc tưởng niệm, ghi ơn các anh hùng, liệt sĩ của dân tộc đã hy sinh vì
chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc với việc đánh đồng cuộc Hải chiến Hoàng
Sa do Ngụy quyền Sài gòn chủ trì năm 1974 là cuộc chiến bảo vệ chủ quyền
biển đảo thì đó là một sai lầm nghiêm trọng. Danh từ “hy sinh” chỉ được
dùng trang trọng nhằm ca ngợi công lao của những người đã ngã xuống vì
độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân
tộc. Từ này không thể dùng tùy tiện cho những kẻ phản trắc, đội giặc lên
đầu như lũ mọi rợ Việt Nam Cộng hòa, làm như vậy là đảo lộn, xuyên tạc
lịch sử, có tội với tổ tông, có tội với tiền nhân. Lão phản đối việc
dùng cụm từ “hy sinh” đối với 74 cán binh VNCH năm 1974, nên quay lại
đúng nghĩa với bản chất vấn đề đó chính là “chết trận”. Chỉ có từ này
mới phản ánh đúng đắn bản chất của vấn đề và tính chất của cuộc chiến.
Sự khốn nạn của một vài kẻ “nhà báo”
Trong bài viết đăng trên trang http://laodong.com.vn/chinh-tri/xay-dung-khu-tuong-niem-hoang-sa-tai-dao-ly-son-ghi-on-to-tien-da-bao-ve-hoang-sa-362625.bld
Không hiểu
ông phóng viên Thanh Hải của báo Lao động này có nghiên cứu lịch sử hay
không mà trích dẫn và bình luận ngớ ngẩn đến thế này? Cuộc Hải chiến năm
1974, rõ ràng so về thực lực Hải quân Trung Quốc chẳng là cái đinh gì
đối với Hải quân VNCH, tiềm lực quân sự của VNCH đủ sức bảo vệ Hoàng Sa
nếu muốn. Thế nhưng Bố Mỹ chỉ đạo rằng cứ ra dàn trận, giả vờ thua rồi
chủ động rút chạy, đồng thời tạo ra chút khói lửa để bịt mồm dư luận
bằng cách bắn thẳng vào tàu chiến của mình, cái chết của HQ10 và 74 lính
VNCH là sự “chết” của những kẻ hèn nhát, của những con tốt trong màn
kịch vụng về mà Bố Mỹ dựng lên nhằm bán Hoàng Sa cho Trung Cộng. Thế
nhưng, gã nhà báo này là đưa thông tin là Trung Quốc dùng vũ lực để
chiếm Hoàng Sa, rõ ràng bình luận lung tung và ngớ ngẩn, chẳng có chút
hiểu biết gì về lịch sử, hay nói trắng ra là cố tình đổi trắng, thay
đen, phá hoại lịch sử dân tộc. Hắn còn dùng từ, 74 chiến sĩ đã chiến
đấu, nằm lại Hoàng Sa. Người đọc có thể nhìn thấy rõ một sự xuyên tạc
trắng trợn “chiến đấu cho ai” chiến đấu vì cái gì? đại diện cho cái gì
để chiến đấu? Có lẽ cái này không cần phải bàn nữa ông Thanh Hải nhỉ?
Một số phóng
viên, nhà báo khác của Việt Nam khi đưa tin về vấn đề xây dựng khu
tưởng niệm Hoàng Sa, không hiểu cố tình hay vô ý đã dùng cụm từ “hy
sinh” một cách tùy tiện, trong đó có việc nâng tầm cho những kẻ hèn nhát
đã “bán Hoàng Sa cho Trung Quốc trong cuộc Hải chiến dàn xếp giữa Mỹ và
Trung Cộng cuối năm 1974.
Để hiểu rõ chi tiết về vấn đề này xin mời độc giả đọc thêm TẠI ĐÂY
Tờ báo dân
trí đã cho đăng tải một bài viết có nội dung tương tự, tuy nhiên, cách
dùng từ của nhà báo này thật không thể chấp nhận được, đây là hành động
đổi trắng thay đen, phủ nhận lịch sử và sự cống hiến của dân tộc Việt
Nam, cũng như hành động lấp liếm sự thật, nâng bi cho lũ mọi rợ bán nước
Việt Nam cộng hòa, tạo cớ cho lũ Rận chủ Việt tuyên truyền, kích động,
chống phá cách mạng Việt Nam.
Xin hỏi ông nhà báo rằng 74 “chiến sĩ” đã
“hy sinh” ở Hoàng Sa năm 1974 là ai? liệu có phải là Ngụy Văn Thà của
HQ10 bị chính tàu của đồng bọn là HQ5 bắn cháy trong cuộc trốn chạy hèn
nhát và bạc nhược núp sau “thỏa thuận bán nước”
của bè lũ tay sai Việt Nam Cộng hòa? Chẳng nhẽ, ông lại ngu dốt đến mức
không có chút kiến thức lịch sử nào đến mức loạn ngôn, đảo lộn lịch sử,
đổi trắng thay đen như vậy?
Trước đó, bài đăng trên VTC, nguồn ở đây:http://vtc.vn/se-xay-dung-khu-tuong-niem-hoang-sa-tren-dao-ly-son.2.566393.htm
Ý nghĩa của việc xây dựng khu tưởng niệm Hoàng Sa (dòng gạch)
Bài viết này
đã lột tả, và chuyển nguyên văn những ý tưởng về xây dựng khu tưởng
niệm tại Hoàng Sa. Cần thiết để xây dựng nhằm tôn vinh công lao của cha
ông, đồng thời khẳng định cho Trung Quốc và thế giới biết rằng Hoàng Sa,
Trường Sa là của Việt Nam, đó là chân lý, không gì có thể chối cãi
được. Còn kẻ nào dám đưa 74 kẻ chết trận của VNCH trong cuộc Hải chiến
hèn hạ năm 1974 vào đền để thờ? Kẻ đó là kẻ xuyên tạc lịch sử, có tội
với tổ tông, và không ai khác, chính nhân dân sẽ phán xét những kẻ đó.
Trần Ái Quốc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét