Nhà từ thiện chuyên nghiệp Đàm Lan Anh, FB Lan Đàm, (34 tuổi,
trú tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An) Những tấm hình trên đều lấy từ FB Lan Đàm,
***************
Lời dẫn: Google.tienlang cũng mới đăng bài VỤ "ĂN CHẶN 800 TRIỆU Ở TT BẢO TRỢ XÃ HỘI NGHỆ AN": SỰ THẬT VỀ NHÀ TỪ THIỆN ĐÀM LAN ANH của tác giả Phan Trong Son.
Tại bài này, anh Sơn kể rằng chính anh đến tận bệnh viện Ung bướu Nghệ
An làm thiện nguyện, ủng hộ trực tiếp cho chị Nguyễn Thị Len, mẹ cháu
Huy- một bệnh nhân ung thư với số tiền hơn 23 triệu đồng. Thế nhưng chị
Lan Đàm đã dùng áp lực buộc mẹ cháu Huy phải đưa số tiền hơn 23 triệu
đồng này cho chị Lan Đàm giữ và chị Lan Đàm quyết định việc chi tiêu.
Ngoài ra, anh Sơn còn cho biết, chỉ sau 3 ngày FB
LĐ kêu gọi đã có hơn 110tr đồng ủng hộ cho bé Huy nhưng mẹ bé không hề được giữ
một đồng nào.Ngay sau khi bài của anh Phan Trong Sơn lên mạng, FB Lan Đàm, có
đăng 1 stt cho rằng việc chị Lan Đàm giữ số tiền các nhà hảo tâm giúp
đỡ mẹ con cháu Huy là có sự tự nguyện thỏa thuận của mẹ cháu Huy.
(Google,tienlang sẽ đăng cả stt này của chị Lan Đàm ở phần dưới bài
này). Để làm rõ sự việc này, ngày 10/11/2015 anh Phan Trong Son cùng một
số nhà hảo tâm đã tìm về tận nơi chị Nguyễn Thị Len hiện đang cư trú để
xác minh. Buổi làm việc giữa anh Phan Trong Son cùng chị Len có các vị
trong Đảng ủy, UBND xã chứng kiến và ký, đóng dấu đỏ vào Biên bản. Theo
Biên bản này thì thông tin anh Phan Trong Sơn cung cấp trong bài VỤ "ĂN CHẶN 800 TRIỆU Ở TT BẢO TRỢ XÃ HỘI NGHỆ AN": SỰ THẬT VỀ NHÀ TỪ THIỆN ĐÀM LAN ANH
là đúng: Tất cả các khoản tiền các nhà hảo tâm hỗ trợ mẹ con cháu Huy,
dù chuyển vào tài khoản chị Lan Đàm hay đưa trực tiếp cho mẹ cháu Huy
thì chị Lan Đàm đều dùng áp lực buộc mẹ cháu Huy phải nộp hết cho chị
Lan Đàm và chị Lan Đàm quyết định việc chi tiêu; các "Biên bản thỏa
thuận" đều do chị Lan Đàm tự viết rồi buộc mẹ cháu Huy ký. Sau khi cháu
Huy mất, còn dư lại số tiền lớn nhưng chị Lan Đàm cũng vẫn quản lý và
chi tiêu vào việc khác, cho người khác.
Mời xem Biên bản do nhóm Anh Son lập ngày 10/11/2015
Để hiểu rõ thêm về cuộc làm việc này, chúng tôi chép về đây 1 stt của bạn có nick trên fb là Con Nhà Nông- một người cũng ở Nghệ An. Trong stt này có ghi chú thích ở tấm hình số 2 "Cả 4 thành viên trong gia đình chị Len đang sống trong ngôi nhà nhỏ từ
nguồn 135". Một số bè bạn của chúng tôi đang cư trú tại nước ngoài có hỏi "nguồn 135" là nguồn gì? Chúng tôi xin trả lời: "Nguồn 135" là nguồn từ Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi
(hay đọc là: "chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình
xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm
1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135
do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện
chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg...
******************************
Gia cảnh bi đát của một “hoàn cảnh”
Vài ngày trước, một cá nhân đã lên án về hành động chưa đẹp trong công
tác thiện nguyện của một “nhà từ thiện”. Đáp lại, để chứng minh mình trong
sạch, “nhà từ thiện” đã trưng lên Facebook cá nhân của mình hình ảnh của một
người mẹ và đứa con đã mất vì bệnh hiểm nghèo. “Nhà thiện nguyện” cho rằng “mẹ cháu
bé không công khai với chị số tiền các nhà hảo tâm đóng góp để chị cập nhật lên
Facebook mà thường dấu vào quần áo” nên chị không trao một lần cho gia đình số
tiền lớn do các nhà hảo tâm giúp đỡ.
Ô hay thế có người họ ủng hộ mà không muốn công khai thì sao? Sau này,
“nhà thiện nguyện” cũng không trao toàn bộ tiền cho người mẹ vì nói muốn chia
sẻ số tiền đó để giúp các hoàn cảnh khác khó khăn hơn. Sau những lời có cánh,
với “chứng từ” hay ho để “minh oan” cho bản thân của “nhà từ thiện”, một số
người chĩa mũi nhọn công kích về người mẹ phải gánh chịu nỗi đau mất con. Rằng
đây là người mẹ nhẫn tâm, thu lợi trên nỗi đau bệnh tật của con mình. Người phụ
nữ bất hạnh được nhà thiện nguyện đề cập là chị Nguyễn Thị Len, nhà ở một xã
miền núi của huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.
Lời lẽ của “nhà thiện nguyện” cùng một số người như động vào lòng tự trọng của con nhà nghèo. Mình muốn sự công bằng với chị Len nên đã quyết định tìm hiểu sự việc. Với thông tin mong manh, sau gần 1 ngày cũng tìm được nhà người mẹ bất hạnh. Chị Nguyễn Thị Len vốn quê ở Diễn Châu về làm dâu trong một gia đình đồng bào dân tộc Thổ, tại thôn 1A, xã N, huyện Nghĩa Đàn. Khi đã lần được manh mối để hỏi đường, người địa phương nói rằng: “Nhà chị Len ở thôn cuối cùng, nhà cuối cùng của xã, khi nào không có đường đi là nhà nó”. Tưởng họ đùa nhưng đi thì mới biết là thật 100%.
Hiện nay gia đình chị đang sống trong ngôi nhà cấp bốn sát chân đồi, được xây dựng từ nguồn tiền 135, nhà bếp tềnh toàng rách nát, trong nhà chưa có lấy bộ bàn ghế để ngồi. Thấy khách đến chị đã bỏ trốn, phải nhờ đến cái uy của ông trưởng thôn thì chị mới chịu quay về nhà nhưng rất kiệm lời. Chị nói rằng “tôi đã nghe và biết hết rồi” nhưng con đã mất tôi không muốn nói gì cả. Khi có thông tin trên mạng, chính quyền địa phương cũng đã xuống hỏi thăm và tôi cũng đã chia sẻ với họ, tôi khổ tâm vô cùng. Theo ông Cầu Văn Định, Trưởng thôn 1 A, xã N, huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Gia đình chị Len thuộc diện hộ nghèo và có lẽ là nghèo nhất trong những hộ nghèo. Gia đình này, vẫn có những thời điểm thiếu ăn. Năm ngoái họ phải gánh chịu 3 cái tang liên tiếp trong một thời gian ngắn”.
Lời lẽ của “nhà thiện nguyện” cùng một số người như động vào lòng tự trọng của con nhà nghèo. Mình muốn sự công bằng với chị Len nên đã quyết định tìm hiểu sự việc. Với thông tin mong manh, sau gần 1 ngày cũng tìm được nhà người mẹ bất hạnh. Chị Nguyễn Thị Len vốn quê ở Diễn Châu về làm dâu trong một gia đình đồng bào dân tộc Thổ, tại thôn 1A, xã N, huyện Nghĩa Đàn. Khi đã lần được manh mối để hỏi đường, người địa phương nói rằng: “Nhà chị Len ở thôn cuối cùng, nhà cuối cùng của xã, khi nào không có đường đi là nhà nó”. Tưởng họ đùa nhưng đi thì mới biết là thật 100%.
Hiện nay gia đình chị đang sống trong ngôi nhà cấp bốn sát chân đồi, được xây dựng từ nguồn tiền 135, nhà bếp tềnh toàng rách nát, trong nhà chưa có lấy bộ bàn ghế để ngồi. Thấy khách đến chị đã bỏ trốn, phải nhờ đến cái uy của ông trưởng thôn thì chị mới chịu quay về nhà nhưng rất kiệm lời. Chị nói rằng “tôi đã nghe và biết hết rồi” nhưng con đã mất tôi không muốn nói gì cả. Khi có thông tin trên mạng, chính quyền địa phương cũng đã xuống hỏi thăm và tôi cũng đã chia sẻ với họ, tôi khổ tâm vô cùng. Theo ông Cầu Văn Định, Trưởng thôn 1 A, xã N, huyện Nghĩa Đàn cho biết: “Gia đình chị Len thuộc diện hộ nghèo và có lẽ là nghèo nhất trong những hộ nghèo. Gia đình này, vẫn có những thời điểm thiếu ăn. Năm ngoái họ phải gánh chịu 3 cái tang liên tiếp trong một thời gian ngắn”.
Trở lại với câu chuyện, năm 2014, cháu Huy, con trai của chị Len chẳng
may mắc bệnh hiểm nghèo và có đưa xuống điều trị tại Bệnh viện U Bướu Nghệ An.
Tại đây, gia cảnh chị Len được một “nhà từ thiện” phát hiện, chụp ảnh đưa lên
mạng xã hội để kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ. Khi có số tiền thay vì trao cho
chị Len, “nhà thiện nguyện” đã cầm và rót nhỏ giọt cho gia đình vì cho rằng sợ
người mẹ này tiêu pha hoang phí. Sự việc bị một nhà hảo tâm phát hiện và lên
tiếng. Sau này số tiền mà các nhà hảo tâm hỗ trợ gia đình chị cũng được “nhà
thiện nguyện” giữ lại một khoản không nhỏ với lí do để hỗ trợ cho các hoàn cảnh
khác. Thực tế những hoàn cảnh đó ở đâu thì trời mới biết.
Nhưng có một điều, hiện tại gia cảnh của chị Len rất nghèo:
Anh: 1. Đường vào nhà chị Len.
2. Cả 4 thành viên trong gia đình chị Len đang sống trong ngôi nhà nhỏ
từ nguồn 135.
3. Ngôi nhà bếp tềnh toàng của “hoàn cảnh” Len.
4. Trong ảnh là mẹ chồng và con trai
của chị Len, xin phép không đăng ảnh người phụ nữ bất hạnh
5. Nội thất
0 nhận xét:
Đăng nhận xét