29/11/15

THÊM MỘT TRÒ HỀ MỚI CỦA RẬN

Xung quanh câu chuyện về việc tích hợp môn lịch sử theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo, đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng như nhiều môn học khác, việc dạy học lịch sử sẽ được tổ chức lại theo từng cấp học để phù hợp với khả năng tiếp thu và phát huy tính chủ động học tập của học sinh theo tinh thần Nghị quyết 29, nhằm chuyển từ việc dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và năng lực người học. Bên cạnh đó, môn Lịch sử cũng sẽ đứng độc lập như một môn tự chọn trong chương trình THPT. Như vậy, cần phải khẳng định lại lần nữa rằng, Lịch sử không bị ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông mà được tổ chức lại và dạy học theo những cách thức mới khiến học sinh học Lịch sử tốt hơn. Đấy là mong muốn tâm huyết của những người làm quản lý giáo dục trước thực trạng yếu kém của việc học môn lịch sử trong thời gian qua.

Tuy còn nhiều tranh cãi và mới chỉ dừng lại ở việc lấy ý kiến, nhưng một số quan điểm đã vội quy chụp chủ trương này theo hướng đả kích nền giáo dục nước nhà. Đáng buồn hơn, ngay trong đội ngũ những người “giáo” lại xuất hiện những khẩu hiệu mang tính thiển cận, thiếu văn hóa tối thiểu về vấn đề này.

Hình ảnh phản cảm trên mạng xã hội


Mấy ngày qua dư luận đang bức xúc trước việc cô giáo Huỳnh Thị Loan, là một giáo viên dạy Tiếng Anh cầm banner với khẩu hiệu: “giáo viên thách giáo dục Việt Nam dạy lịch sử bằng thông tin đa chiều”. Không hiểu vì lý do vô tình hay cố ý, hình ảnh này được các trang mạng như Việt Tân, BBC, Dân làm báo, Dân luận… đăng tải với nhiều biểu tượng tương tự được bình luận, thêm bớt, cắt xén nhằm phục vụ ý đồ chống phá của chúng. 

Bàn luận về vấn đề này, bản thân thấy một số điểm thiển cận như sau:

Thứ nhất, việc lấy ý kiến vào chủ trương tích hợp môn Lịch sử của Bộ giáo dục đào tạo là cần thiết, đòi hỏi nhiều luồng ý kiến từ tất cả các thành phần trong xã hội. Nhiều nhà khoa học nổi tiếng đưa ra lập luận về việc không đồng ý với chủ trương này của Bộ giáo dục nhưng chưa bao giờ xuất hiện dưới dạng một Banner thiếu văn hóa như cô giáo Huỳnh Thị Loan. Xin hỏi, đạo đức nghề nghiệp, phép lịch sử tối thiểu của người mang sứ mệnh trồng người mà Huỳnh Thị Loan đang làm ở đâu? Hay đây chỉ là những bức xúc cá nhân được Huỳnh Thị Loan quy kết thành “lỗi” hệ thống của cả nền giáo dục.

Thứ hai, ngôn từ mà Huỳnh Thị Loan sử dụng trên banner đã thể hiện trình độ thiển cận của thân chủ. Liệu rằng, Huỳnh Thị Loan có đủ khả năng và trí tuệ đại diện cho tất cả các giáo viên ở Việt Nam đòi ra yêu sách với Bộ giáo dục? Thách thức cả một nền giáo dục đâu phải là câu nói giản đơn thường ngày theo kiểu ăn thua mà Huỳnh Thị Loan vẫn sử dụng. Góp ý khác hẳn hoàn toàn với những câu nói hằn học thiếu văn hóa này của Loan.

Thứ ba, Loan cho rằng, cần phải sử dụng thông tin đa chiều để dạy lịch sử. Xin thưa, mỗi môn học có nhiều phương pháp khác nhau. Đối với ngoại ngữ và lịch sử, để nâng cao hiệu quả môn học, giáo viên có thể sử dụng đa phương pháp khác nhau. Nhưng thông tin đa chiều không phải là lựa chọn của môn Sử. Bởi vì môn học này còn là giáo dục tinh thần yêu nước, là trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, không thể có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Ví dụ cụ thể như Pháp đã từng lừa bịp công dân nước mình rằng, việc xâm lược Việt Nam là để đem văn minh của mình để khai sáng An Nam. Cứ học sử kiểu "đa chiều" như Huỳnh Thị Loan, lòng yêu nước của người Việt sẽ biến mất, lịch sử sẽ được biến trắng thành đen ngay lập tức.

Thiết nghĩ, lời thách thức theo kiểu tư thù và góp ý cần được phân định rõ ràng trong những suy nghĩ thiển cận của cô giáo Loan. 

HOA ĐẤT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét