Theo
như cách tung hô của giới rận chủ và một số hãng thông tấn báo chí vốn
không thiện cảm với Việt Nam, “nhà hoạt động công đoàn” Đỗ Thị Minh Hạnh
được ra tù sớm thời hạn như cánh chim báo bão được sải cánh tự do.
Nhưng sự thật sau khi ra tù, bản chất của con người này chẳng thay đổi
được gì sau khoảng thời gian dài ngồi “bóc lịch” của mình.
Đỗ Thị Minh Hạnh bị đánh đập?
Quay
trở lại thời gian, Đỗ Thị Minh Hạnh bị kết án tù 7 năm với tội danh
“phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo Điều
89, Bộ luật Hình sự. Theo cáo trạng, Đỗ Thị Minh Hạnh và 2 bị cáo khác
đã rải truyền đơn kích động công nhân biểu tình, đình công, phá hoại tài
sản doanh nghiệp theo chỉ đạo của Trần Ngọc Thành - kẻ cầm đầu tổ chức
phản động “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” do Thành lập ra ở Ba
Lan. Vào lúc 1 giờ sáng ngày 14-11-2006, khi đang rải truyền đơn vu cáo,
bôi nhọ Đảng, Nhà nước ta, đồng thời kích động biểu tình, gây rối trật
tự công cộng tại xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, cả bọn
bị bắt quả tang với toàn bộ tang vật. Sau đó, cả bọn đã được đưa ra xét
xử và phải chịu hình phạt thỏa đáng.
Ra
tù sớm nhưng không có công ăn việc làm ổn định, “ngựa quen đường cũ”
Hạnh lại mưu sinh bên cái mác gọi là “công đoàn độc lập”, một hình thức
trá hình của tổ chức phản động “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam”
do Trần Ngọc Thành ở Ba Lan cầm đầu.
Việt
Nam gia nhập TPP với nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế. Lợi
dụng tình hình trên, hàng loạt tổ chức, hội nhóm núp dưới bóng “xã hội
dân sự” mọc lên như nấm. Cái gọi là “công đoàn độc lập” của Trần Ngọc
Thành vốn dĩ chết yểu từ lâu vì hoạt động không hiệu quả bỗng dưng có cơ
hội sống lại. Vin vào lý do về các điều khoản hỗ trợ công nhân trong
quá trình ký kết TPP, Trần Ngọc Thành và một số thành viên cốt cán ở
trong nước đã tự sướng, cho ra đời cái gọi là “Tổ chức lao động Việt” -
na ná với “công đoàn độc lập trước đây. Và khi mối quan hệ theo kiểu cả
hai cùng có lợi đã từng có trước đây, việc Đỗ Thị Minh Hạnh trở thành
thành viên cốt cán của tổ chức phản động “Ủy ban bảo vệ người lao động
Việt Nam” là điều đã được dự đoán từ trước.
Được
sự chỉ đạo từ bên ngoài, Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức, hai thành
viên của “Tổ chức lao động Việt” nhanh chóng thâm nhập tình hình khiếu
kiện của công nhân công nhân công ty Yupoong ở Đồng Nai. Mục đích của
chúng không nằm ngoài ý tưởng phát tờ rơi, khẩu hiệu kích động công nhân
công ty Yupoong biểu tình gây rối an ninh trật tự như đã từng làm trước
đây. Chẳng có chút trình độ học vấn nào nhưng Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn tự
tin chém gió lý do có mặt ở công ty Yupoong là để hỗ trợ pháp lý cho
công nhân. Tất nhiên, màn kịch này nhanh chóng bị bảo vệ công ty Yupoong
và lực lượng chức năng vạch trần và xử lý.
Khá
bức xúc vì vở diễn đã quá cũ kỹ, Hạnh bức xúc quay sang vu cáo lực
lượng Công an đánh đập, bắt bớ mình vì lý do trái pháp luật. Cách tốt
nhất theo kiểu chí phèo đã từng làm là rạch mặt ăn vạ. Hạnh ngay lập tức
có mặt tại “bệnh viện” chụp ảnh để đánh bóng vụ việc. Đám rận chủ cũng
được thời đục nước thả câu khi tỏ vẻ anh hùng lên Face chém gió về vụ
việc với các luận điệu: lực lượng Công an đánh đập nhà hoạt động công
đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh, Việt Nam vi phạm các quy định đã ký kết khi gia
nhập TPP về việc đảm bảo quyền lợi cho công nhân...
Sự
thật đã rõ, “Tổ chức lao động Việt” mới xuất hiện cũng chẳng khác gì
cái gọi là “công đoàn độc lập”, “hội nhà báo độc lập”… trước đây. Hành
động theo kiểu kích động công nhân gây rối, phá hoại sản xuất tại nhà
máy Yupoong của Đỗ Thị Minh Hạnh cần phải được pháp luật trừng trị
nghiêm minh.
Nguồn: Hoa Đất - thanglong1969.blogspot.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét