11/11/15

LÀ LÃNH ĐẠO NƯỚC LỚN, CÓ NÊN NÓI HAI LỜI?

Ông Tập Cận Bình đang muốn chứng minh điều gì?

Trong chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam, ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc gồm 11 điểm, cam kết thực hiện phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Quang cảnh buổi hội đàm - Ảnh: CTV
Buổi hội đàm giữa phía Việt Nam và Trung Quốc hôm 6/11 (nguồn: internet)
Mặc dù cố tình lảng tránh vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo đối với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, ông Tập cũng đã cố gắng khẳng định rằng láng giềng khó tránh va chạm nhưng “chữ tín là nền tảng để làm bạn”, hai nước cần kiên trì lấy đại cục làm trọng, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, kiểm soát bất đồng, hợp tác cùng có lợi để mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước; ông Tập khẳng định mong muốn hai nước hãy đứng cao nhìn xa, chung tay và cố gắng để có những đóng góp mới to lớn hơn nữa vào việc mở ra cục diện mới đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt. Với những tuyên bố tốt đẹp đó, với truyền thống hợp tác lâu đời giữa hai nước, hai Đảng, những tưởng rằng sau chuyến thăm này mối quan hệ hợp tác đặc biệt là những căng thẳng về chủ quyền biển đảo sẽ có những nút cởi. Tuy nhiên, ngay sau khi ông Tập tới Singapore vào hôm 7/11. Ông này đã có những tuyên bố phi lý nhằm khẳng định những thứ chính quyền Trung Quốc đã làm trong thời gian qua và cố gắng hợp pháp hóa đường lưỡi bò trên biển Đông.
TậpÔng Tập phát biểu tại Đại học quốc gia Singapore (nguồn: internet)
Trong bài phát biểu hôm 7/11 tại Đại học quốc gia Singapore, theo Straitstimes “Mr Xi repeated China’s position that islands in the South China Sea have been Chinese territory since ancient times and that the Chinese government must uphold its sovereign rights and maritime interests”. Tạm dịch rằng Ông Tập lặp đi lặp lại rằng các đảo ở Biển Đông đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại và rằng chính phủ Trung Quốc phải tôn trọng quyền chủ quyền và lợi ích hàng hải”. Trái ngược với những tuyên bố khi ở Việt Nam, khi đến sigapore, ông Tập đã ngay lập tức khẳng định quyền chủ quyền trái phép của nước mình không chỉ đối với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà còn với tất cả các đảo và quần đảo của các quốc gia Asean trong đường lưỡi bò phi pháp chiếm 81% diện tích biển Đông. Trong khi Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng về lịch sử và pháp lý để khẳng định rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và thực tế bản đồ hình lưỡi bò, chứng cứ duy nhất của Trung Quốc được vẽ ra từ năm 1947 dưới thời Tưởng Giới Thạch đã khẳng định đường lười bò trên biển là phi pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia Asean trong đó có Việt Nam. Với sự đuối lý của mình, khi đưa ra những tuyên bố và những cảnh báo đe dọa các nước Asean theo kiểu “các nước châu Á nên phối hợp để giữ hòa bình và ổn định”. “Chúng ta không bao giờ để sự thù hận chia rẽ mình”– ông Tập nói trước các sinh viên và đại biểu tại NUS. Một lần nữa thể hiện tư tưởng “bá quyền” nắn gân của nước lớn đối với nước nhỏ.
Ông Tập đang cố chứng minh điều gì khi Trung Quốc đuối lý và chứng cứ khi cố khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của đường lưỡi bò phi pháp? Lẽ phải và công lý luôn thuộc về các nước Asean có chủ quyền liên quan đến biển, hành động vừa rồi của ông Tập cận bình đã chứng minh cho luận điệu “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo” và sự đuối lý, tráo trở trong bản chất của ông Tập cũng như Trung Quốc trong mưu đồ thôn tính biển Đông nhằm thực hiện cái gọi là “trỗi dậy hòa bình” “Đại nhảy vọt” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Xin khẳng định lại lần nữa, Trung Quốc không có chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các đảo thuộc các nước Asean có chủ quyền liên quan đến biển. Những hành động bồi đắp trái phép gần đây trên bãi chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh hàng hải quốc tế và chủ quyền các quốc gia ven biển. Đừng cố chứng minh những điều phi lý, khi dựa vào sức mạnh của nước lớn để “uy hiếp” các nước nhỏ nhằm “biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp” nhằm qua các thủ đoạn để hợp thức hóa chủ quyền của mình. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, thể hiện sự “bất tín” của nước lớn khi cùng lúc đưa ra những tuyên bố khác nhau.
Trần Ái Quốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét