Quay lưng với lịch sử là bội nghĩa, vong ân!
Dư luận đang
vô cùng râm ran về chuyện Dự thảo của Bộ giáo dục đào tạo sẽ cải cách
môn Lịch sử theo kiểu “tích hợp” với những môn khoa học khác để đem vào
truyền tải, giảng dạy trong các cấp Tiểu học, THCS, THPT với tên gọi là
môn “Công dân với tổ quốc” hay môn “Tìm hiểu xã hội”. Xoay quanh chuyện
này cũng nảy sinh nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều tư dư luận. Dư
luận đặt ra nhiều câu hỏi rằng chuyện gì sẽ xảy ra khi môn lịch sử sẽ
được tích hợp với môn địa lý? Vốn là hai môn khó nhằn và có đối tượng
nghiên cứu riêng khác nhau, cách tiếp cận khác nhau. Hay tích hợp nó với
môn Giáo dục công dân và Giáo dục quốc phòng??? Và dự thảo này cũng đề
xuất đưa môn lịch sử từ một môn học chính thành một môn tự học (sinh
viên được quyền lựa chọn học hay không). Tuy tất cả vẫn đang nằm trong
dự thảo của Bộ Giáo dục đào tạo, thế nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên
gia trong ngành giáo dục đây là một kiểu “cải cách mới” mang lại rất
nhiều hiệu ứng tiêu cực và nhận được nhiều ý kiến vô cùng gay gắt.
Theo GS Phan
Huy Lê -Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định nếu Lịch sử
trở thành môn tự chọn, thì bản chất là thủ tiêu môn học này. Ông nói
rằng “Tôi đã cảnh báo nhiều lần, làm gì thì làm, nếu xóa bỏ
môn Lịch sử trong hệ thống tri thức phổ thông là cực kỳ nguy hiểm. Công
dân lớn lên mà không biết, hoặc biết mơ hồ về lịch sử Việt Nam thì ai sẽ
chịu trách nhiệm hệ quả đào tạo này?”
Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Cơ, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội “Có
lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy các em biết, tổ tiên ông
cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc như thế nào, đặc biệt là
trong thời đại ngày nay. Còn chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là
có tội với tổ tiên…”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, Qua
câu nói trên, Người đã khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của
việc giảng dạy môn lịch sử đối với việc giáo dục truyền thống hào hùng
của dân tộc và xây dựng lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc cho các thế
hệ tương lai của Việt Nam. Nếu bây giờ tích hợp môn lịch sử với các môn
khoa học khác sẽ làm môn lịch sử từ một môn học chính, quan trọng trở
thành một môn học phụ và học sinh có quyền lựa chọn học hay không học.
Đây chính là sự nguy hiểm bởi nếu thế hệ tương lai không biết gì đến
lịch sử hào hùng của dân tộc thì họ sẽ không có nguồn cội. Không có quá
khứ thì làm gì có tương lai, họ sẽ không biết đến những giá trị lịch sử,
truyền thống hào hùng của dân tộc, và những tội ác của ngoại bang đã
dùng gót giày thực dân giày xéo lên dân tộc ta, đất nước ta. Quay lưng
với lịch sử là bội nghĩa, vong ân, là có tội với tổ tông với dân tộc.
Và sự mất dạy của Rận chủ Việt.
Lợi dụng sự
kiện này, đám Rận chủ Việt ngay lập tức tung ra những luận điệu mất dạy
và xảo trá nhằm lung lạc tình hình và làm biến dạng tính chất của sự
việc theo ý đồ của chúng. Rận Lê Dủ Chân (danlambao) đã ngay lập tức có
bài viết “Bãi bỏ môn lịch sử trong chương trình phổ thông trung tiểu học – bước đầu chuẩn bị cho âm mưu Hán hóa???”
Trong bài
viết này, rận chủ Việt đã xuyên tạc về chủ trương cải cách trong dự thảo
của Bộ Giáo dục đào tạo, mất dạy hơn chúng còn dựng lên câu chuyện về
âm mưu “Hán hóa” .Chúng loạn ngôn rằng “Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể”
của Bộ GD&ĐT/CSVN (bộ Giáo Dục Và Đào Tạo/đảng cộng sản
Việt Nam) mà mục đích chính của nó là xóa bỏ lịch sử 4000
năm của dân tộc là bước đầu của đảng cọng sản/VN cố tình
thực hiện để chuẩn bị cho chủ trương Hán hóa vĩnh viễn dân
tộc Việt Nam trong tương lai.” Trong khi lịch sử mấy nghìn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, dù
dân tộc Hán đã dùng mọi chiêu trò để tiến hành “đồng hóa” người Việt
suốt 1000 năm bắc thuộc trước đây. Thế nhưng linh khí và bản lĩnh dân
tộc Việt vẫn được duy trì, những nét văn hóa của người Việt vẫn luôn
được gìn giữ và phát triển xứng tầm với sự phát triển của đất nước, thời
đại. Văn hóa Việt được bạn bè quốc tế biết đến với nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ. Với lòng yêu nước nồng nàn, ý thức tự hào dân tộc luôn
tràn chảy trong dòng máu Việt, trong linh hồn những người Việt, nó tạo
nên bản lĩnh và khí phách của một dân tộc anh hùng, đất nước anh hùng.
Xin nhắc lại cho đám Rận chủ Việt biết rằng tất cả những điều trên mới
chỉ nằm trong dự thảo cải cách của Bộ Giáo dục, và đang chờ ý kiến của
dư luận cũng như các chuyên gia vào cuộc để xem xét có nên đưa vào áp
dụng thực tế hay không, chứ nó chưa thực thi trên thực tế thế nên đừng
vội đưa ra những kết luận theo kiểu áp đặt và lừa bịp như vậy. Hơn nữa
chuyện chủ trương cải cải của Bộ Giáo dục và Đảng Cộng sản là hai chủ
thể khác nhau, Đảng không đưa ra quan điểm cải cách theo kiểu này, phía
lãnh đạo Đảng cũng chưa đưa ra tuyên bố gì về vấn đề này, thế nên lũ rận
chủ Việt hãy bỏ ngay trò chụp mũ trắng trợn nhằm nói xấu Đảng cộng sản
Việt Nam.
Riêng bản thân lão, 70 năm tuổi đời, đã trải qua nhiều cấp học ở nhiều bậc khác nhau, cũng chỉ muốn nói đối điều rằng “không
nên tích hợp môn lịch sử, cần nhìn nhận lại vị trí, vai trò vô cùng
quan trọng của môn lịch sử đối với việc giáo dục nhân cách, truyền thống
đối với thế hệ tương lai, đừng biến thế hệ trẻ vốn đã quá thờ ơ và nông
cạn về lịch sử quên mất gốc gác tổ tông, truyền thống vẻ vang mấy nghìn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cần thực hiện đúng lời dạy của
Bác về giáo dục môn lịch sử, hãy trả lại tên gọi và nâng tầm môn lịch sử
ở một tầm cao mới, thay vì tích hợp hãy tập trung vào đào tạo những
giảng viên giảng dạy chuyên nghiệp và đổi mới phương pháp giảng dạy để
tạo sự hứng thú cho người học mới là điều nên làm vào thời điểm hiện
nay”.
Trần Ái Quốc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét