Rạng
sáng 26/6, Trung Quốc đột nhiên di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến
gần bờ biển Việt Nam trên Biển Đông chỉ vài tuần trước thềm chuyến thăm
Mỹ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. ‘Giàn khoan mới không thể là một chuyện tình cờ xảy ra. Đó là một phần của kế hoạch’, GS. Carl Thayer nhận định.
Động thái này được Cục An toàn hàng hải Trung Quốc công bố, sau khi
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp
pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) sắp hoàn thành, Trung Quốc
chuẩn bị chuyển sang giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập tiền
đồn mới.
Phía Trung Quốc nói rằng, giàn khoan Hải
Dương 981 sẽ hoạt động “trên Biển Đông” từ ngày 25/6 đến 20/8 tại khu
vực họ gọi là ‘mỏ Lăng Thủy 25-1S-1′. Nằm tại tọa độ 17°03′45″N /
109°59′03″E, cách thành phố Tam Á khoảng 75 hải lý.
Theo TS. Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ) và
ông Lê Hồng Hiệp, một thành viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông
Nam Á ở Singapore thì vị trí Trung Quốc cắm giàn khoan 981 hiện nay nằm
trong vùng chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc
và chưa phân định. Tháng trước, Trung Quốc cũng tuyên bố đặt giàn khoan
Hải Dương 981 ở khu vực họ gọi là “mỏ Lăng Thủy 25-1-3″ cũng nằm trong
vùng chồng lấn chưa phân định.
Các chuyên gia ước tính vị trí giàn khoan Hải Dương 981 hiện tại cách
bờ biển Việt Nam khoảng 167 km về phía Đông. Phía Trung Quốc ngang
ngược yêu cầu tàu bè tránh xa vị trí giàn khoan khoảng 2 km.
Cơ quan chức năng Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn
khoan này. Theo Reuters, động thái trên của Trung Quốc rất đáng chú ý vì
nó diễn ra chỉ vài tuần trước khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm
chính thức Mỹ, nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ chiến lược ấm lên giữa 2
nước, Bắc Kinh có cái nhìn “thận trọng” với quan hệ Việt – Mỹ.
Theo Tiến sĩ Trần Công Trục: ‘Về mặt pháp lý, việc Trung Quốc đơn
phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thăm dò tại vùng biển chồng lấn
này khi vẫn đang trong quá trình đàm phán phân định đã vi phạm các quy
định của thông lệ quốc tế. Đồng thời vi phạm thỏa thuận giữa hai bên mà
ta và Trung Quốc đã tiến hành mấy năm vừa rồi’.
Trung Quốc đang triển khai nhiều mũi tiến công để thực hiện cuộc ‘xâm
lược mềm’ trên Biển Đông. Mỗi đường đi nước bước của họ ở Biển Đông đều
có tính toán kỹ lưỡng. Nhìn thoáng qua vụ hạ đặt giàn khoan trên tưởng
chừng vô hại, nhưng với cự ly khoảng cách của giàn khoan thì có thể thấy
đây là vị trí được Trung Quốc tinh toán, lựa chọn kỹ để, một mặt, dễ bề
áp đặt quan điểm có lợi cho mình trong khi hai bên đang tiến hành đàm
phán phân định vùng biển chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ và mặt khác, để bảo
vệ cho lập trường không thể chấp nhận của họ: “Tây Sa hoàn toàn của
Trung Quốc, không cần bàn cãi, không chấp nhận đàm phán giải quyết”.
“Nếu chúng ta không lên tiếng, thì vô hình chung chúng ta đã gián
tiếp thừa nhận “chủ quyền của Trung Quốc” đối với vùng biển chồng lấn
mà ta và Trung Quốc đang đàm phán. Nó sẽ tạo ra sự đã rồi và biến tham
vọng của Trung Quốc thành hiện thực đối với yêu sách chủ quyền phi lý
của họ trên Biển Đông”, TS Trần Công Trục cho biết thêm.
Dân tộc Việt nào thích gì đạn bom, nhưng dân tộc ấy luôn đoàn kết một lòng ‘vì chủ quyền thiêng liêng quyết không chấp nhận đánh đổi hòa bình lấy hữu nghị viển vông lệ thuộc’. Một
năm qua đi, giàn khoan năm ngoái nay lại tiếp tục kéo vào Biển Đông gần
vùng biển nước ta như cắm một lưỡi dao giữa trái tim của muôn triệu
người Việt Nam, nhắc nhở chúng ta không bao giờ quên, không bao giờ mất
cảnh giác với người hàng xóm đầy tham vọng bá quyền.
Biển của người Việt thực sự không còn bình yên nữa. Cái chết rình rập
hàng ngày khiến ngư dân phải đi rất xa để kiếm sống, trôi dạt đến tận
đảo quốc Palau để rồi 77 người bị bắt, 4 thuyền bị đốt, người đi biển
Việt Nam bị kết tội là “kẻ cắp”. Palau chỉ có 20.000 dân, không có chỉ
số về tiềm lực quân sự, nhưng với kẻ bước đến bờ biển của mình, bất kể
là ai, họ đều gọi đó là kẻ cướp. Còn Việt Nam, quốc gia có hơn 90 triệu
dân, tiềm lực quân sự đứng hàng 25 trên thế giới, với những kẻ bước qua
ranh giới biển của mình, chúng được gọi là ‘tàu lạ’. Vì sao chúng ta
phải thiếu tự tin đến thế. Kẻ cướp cần phải được gọi đúng tên để thiên
hạ không bị nhầm lẫn, và để đánh sập ý chí, thái độ ngạo mạn của Trung
Quốc để họ không thể muốn khoan đâu cũng được.
Văn Dân
1 nhận xét:
Đúng là sự việc gì cũng có những toan tính nhất định của nó. CHính vì thế vấn đề trung quốc cũng không hề ngoại lệ mà nó đều là âm mưu của Trung Quốc đối với Việt Nam ta. Rõ ràng trung quốc muốn dọa nước ta trước chuyến thăm của tổng bí thư nguyễn PHú Trọng sang Mỹ đấy mà
Đăng nhận xét