11/7/15

Về bài viết của GS Lê Xuân Tùng và đôi dòng gửi lũ Rận chủ Việt!

Đọc bài viết của giáo sư Lê Xuân Tùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội đăng trên dân trí với tiêu đề “Phải chăng kinh tế tư nhân là nền tảng của kinh tế quốc dân?”. Tác giả mặc dù học ít hơn Giáo sư nhưng cũng là người có học vị trong xã hội. Tự nhận thấy rằng bài viết của GS Tùng rất bổ ích, phân tích và đánh giá đúng đắn quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng ta về  vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Rõ ràng trong từng giai đoạn, kinh tế tư nhân được Đảng ta nhìn nhận khác nhau và theo bước phát triển biện chứng của tư duy, kinh tế tư nhân đã được thừa nhận và trở thành 1 trong 4 trụ cột chính của nền kinh tế Việt Nam (theo Văn kiện Đại hội XI hiện nền kinh tế Việt Nam có 3 hình thức sở hữu, 4 thành phần kinh tế trong đó có Kinh tế tư nhân). Tuy nhiên, cần khẳng định lại rằng ngay cả chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân hóa nền kinh tế thì kinh tế tư nhân cũng không thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam hiện nay. Bởi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nó gồm 2 phần kinh tế thị trường (tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của thị trường, cơ chế thị trường) và phần XHCN (tuân thủ các nguyên tắc của nhà nước XHCN, trong đó vấn đề phúc lợi, vấn đề an sinh xã hội và quyền con người được đề cao) tất cả những vấn đề thuộc khu vực công cộng, tư nhân không thể làm nổi và bắt buộc phải có vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước. Những bài học đắt giá của Vinashin hay Vinaline đã cho thấy chủ trương cổ phần hóa, tái cấu trúc nền kinh tế là đúng đắn, tuy nhiên từ những chủ trương này để nói rằng “kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là nền tảng” thì e rằng đó là cách hiểu thiển cận, không tuân thủ nguyên tắc và quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, phủ nhận thực tế xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Một bài viết hay, được báo chính thống đăng tải, được các nhà kinh tế trong nước đánh giá cao, thế nhưng lại có một số con chấy, con rận nổi hứng cãi cùn về kinh tế nhao nhao nhảy vào phân tích, bình phẩm đủ điều, trong đó có hai blog là bauxit và Bùi Văn Bồng, những trang blog chống phá của Rận chủ Việt đăng lại một bài phân tích ký tên TS Nguyễn Thành Sơn, địa chỉ Phòng A120, nhà 2F, phố Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: nguyenthanhsontkv@yahoo.com. Hotline: 0903412138. Một bài viết phản bác khá dài với những dẫn chứng và lập luận đọc thấy vô cùng mơ hồ khi cố khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân, thậm chí sau khi không bác bỏ được các luận điểm trong bài viết của GS Tùng, ông TS này ngay lập tức đi phê phán lỗi chính tả và cú pháp câu. Đúng là hết trò để diễn, một ông tiến sĩ mà viết chán như vậy, không hiểu học hành kiểu gì đây? Đọc nội dung TẠI ĐÂY
BãuixBài viết đăng trên Bauxit
BồngBài viết đăng trên blog Bùi Văn Bồng
Qua những dòng viết nhảm nhí của ông TS Sơn, tác giả cũng có đôi dòng bổ sung làm rõ một số luận điểm nhỏ trong  bài viết của GS Tùng, muốn nhắn gửi những kẻ ngu dốt về chính trị như sau:

1. Về sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Cần phải khẳng định lại, trước thời kỳ đổi mới, đường lối kinh tế của Đảng ta là xây dựng một nền kinh tế quá độ đi lên CNXH với cơ cấu kinh tế một thành phần – XHCN – gồm hai bộ phận, quốc doanh và tập thể, được quản lý‎ theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, còn các thành phần kinh tế khác được gọi là phi XHCN, được nằm trong diện cải tạo và xóa bỏ, để tiến tới một nền kinh tế thuần khiết, do đó phạm trù kinh tế tư nhân không còn tồn tại trong lý‎ luận và trong đời sống thực tiễn.
Ngay cả tại Đại hội VI của Đảng, khởi xướng công cuộc đổi mới và đề ra chính sách kinh tế nhiều thành phần nhưng tư tưởng cải tạo, xóa bỏ các thành phần kinh tế không được coi là XHCN vẫn được nhấn mạnh. Văn kiện Đại hội VI đã ghi rõ: “đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích lũy tập trung của Nhà nước và tranh thủ vốn nước ngoài, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác(1) . Kinh tế tư nhân mặc dù vẫn tồn tại và hoạt động trong nền kinh tế quốc dân nhưng không còn tên gọi, bị cấm kỵ, thành kiến và bị xa lạ không chỉ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước mà cả trong các phương tiện thông tin đại chúng và trong cuộc sống đời thường. Nó được gọi dưới các tên hợp thời hơn như kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế phi XHCN, kinh tế tư bản tư nhân… Tuy nhiên, thực tiễn vẫn là tiêu chuẩn của chân lý, tư duy lý luận và quan điểm đường lối cũng không thể né tránh hiện thực xa hội, nên trước sự phát triển khách quan của kinh tế tư nhân, các văn kiện của Đảng đã từng bước đề cập tới kinh tế tư nhân.
Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa VI (15-7-1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới, nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, khẳng định kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế địa bàn, quy mô, trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Cũng trong năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó đổi mới cơ bản cách thức quản lý‎ hợp tác xã nông nghiệp đã tạo động lực cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp hồi phục và phát triển năng động, bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đó là bước khởi đầu đáng quý‎ đối với kinh tế tư nhân nước ta, mở đường cho những bước đột phá mạnh hơn sau này. Từ Đại hội VII và đặc biệt từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (1922) kinh tế tư nhân đã được coi trọng và khuyến khích phát triển, trong đó nhấn mạnh: “Bổ sung, sửa đổi thể chế nhằm đảm bảo cho kinh tế tư nhân được phát huy không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định”(2).
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ được sức mạnh, là một trong các động lực phát triển đất nước, đến Hội  nghị Trung ương 5 khóa IX, lần đầu tiên, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân đã được đưa ra thảo luận trong một chuyên đề riêng và ra Nghị quyết Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Đây là một bước tiến đáng kể về tư duy lý‎ luận và quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng ta, thể hiện tính nhất quán của đường lối đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đã tạo nên động lực và sự yên tâm cho các doanh nhân và nhà đầu tư được tự do kinh doanh theo pháp luật.
Về mặt quản lý‎ nhà nước, sự phát triển kinh tế tư nhân từng bước được thể chế hóa bằng các nghị định và một số bộ luật, trong đó phải kể đến Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực từ 1-1-2000, tồn tại song song với Luật Doanh nghiệp Nhà nước, trong đó quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý‎ và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…, là các hình thức tổ chức doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Sau 5 năm thực hiện, hai bộ luật này đã được thống nhất chung vào Luật doanh nghiệp 2005, có hiệu lực từ 1-7-2006, cùng các bộ luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Đàu tư, Luật Thương mại… được sửa đổi, bổ sung theo hướng thống nhất hóa về mặt pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật đối với các thành phần kinh tế.
Nhờ sự khơi thông về mặt lý‎ luận và mở đường về đường lối, cơ chế, chính sách mà kinh tế tư nhân nước ta vốn có sức sồng bền bĩ, năng động đã được phát triển với tốc độ khá cao, trở thành một trong những lực lượng kinh tế chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Đánh giá về vai trò của kinh tế tư nhân, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX khẳng định:”Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”(3). Văn kiện Hội nghị Trung ương 9 khóa IX cũng đánh giá một cách lạc quan: ”Khu vực kinh tế tư nhân có những bước phát triển vượt bậc so với những năm trước đây, đóng góp nhiều cho việc tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao động và cho ngân sách nhà nước“(4).
Trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển”(5).
Như vậy, chủ trương nhất quán của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân là biện chứng, thừa nhận và sử dụng kinh tế tư nhân như một động lực của nền kinh tế chính là cách làm đúng đắn để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của Việt Nam hiện nay.

Tại sao kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo ở Việt Nam?

Như chúng ta đã biết, tại Đại hội VIII (năm 1996) Đảng ta lần đầu tiên đưa ra phạm trù kinh tế nhà nước thay vì cách gọi kinh tế quốc doanh trước đó, với nội hàm rộng hơn, bao quát được toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của đất nước; những cơ sở hạ tầng được tạo ra; các loại quỹ của quốc gia; các doanh nghiệp nhà nước bao gồm cả doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh… nhờ đó đã giải quyết được vấn đề nhận thức thực tiễn cũng như lý luận về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng cũng chỉ rõ: “Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất”(6). Luận điểm nêu trên của Đảng ta là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn kinh tế khách quan. Bài học từ các nền kinh tế lớn vừa qua cũng cho thấy, vai trò của nhà nước không chỉ thể hiện ở sự điều hành vĩ mô nền kinh tế, mà còn ở thực lực của kinh tế nhà nước.
Vì thế, trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa”(7).
Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và các yếu tố thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, như đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước, lực lượng dự trữ, kể cả một phần vốn của Nhà nước đưa vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Nghĩa là, hệ thống kinh tế nhà nước gồm hai bộ phận cấu thành: doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp (đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước, các quỹ quốc gia). Thành phần kinh tế không chỉ bao hàm giác độ sở hữu mà còn bao hàm sức mạnh tổ chức, sức mạnh hợp tác của các tổ chức kinh tế hoạt động dựa trên một chế độ sở hữu nhất định. Thành phần kinh tế nhà nước không chỉ bao hàm doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao hàm sức mạnh kinh tế đứng đằng sau các chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước, bao hàm khả năng tổ chức và hoạch định chính sách đúng đắn của Nhà nước, bao hàm sự gắn kết hợp lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật pháp và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Quan niệm như vậy về thành phần kinh tế nhà nước mang tính tổng hợp hơn so với quan niệm truyền thống.
Kinh tế nhà nước cần và giữ vai trò chủ đạo vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, kinh tế nhà nước chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện về tư liệu sản xuất, vốn…, là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã hội hóa của lực lượng sản xuất. Ở đây, cần phân biệt hình thức sở hữu và chủ sở hữu. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân.
Thứ hai,
kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt, yết hầu, xương sống của nền kinh tế, do đó có khả năng, có điều kiện chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân; là lực lượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn, giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
Thứ tư, kinh tế nhà nước có thể tác động tới các thành phần kinh tế khác không chỉ bằng các công cụ và đòn bẩy kinh tế, mà còn bằng cách gián tiếp, thông qua những thiết chế và hoạt động của kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm, kinh tế nhà nước dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, tiên tiến; do đó nó có nhịp độ phát triển nhanh, đóng góp phần lớn cho ngân sách nhà nước và tự tích tụ để có thể không ngừng tái sản xuất mở rộng.
Thứ sáu, kinh tế nhà nước là lực lượng nòng cốt hình thành các trung tâm kinh tế, đô thị mới; là lực lượng có khả năng đầu tư vào những lĩnh vực có vị trí quan trọng sống còn, nhưng đòi hỏi vốn lớn mà thời gian thu hồi vốn lại chậm…
Thứ bảy,
thời gian qua có một số doanh nghiệp nhà nước, một số tập đoàn, tổng công ty làm thất thoát một lượng tài sản lớn của đất nước, của dân. Điều đó không phải là lỗi vốn có của bản thân doanh nghiệp nhà nước, càng không phải lỗi của thành phần kinh tế nhà nước, mà đó là hệ quả của sự yếu kém kéo dài trong quản lý kinh tế cả ở cấp vĩ mô và vi mô. Nếu khắc phục được sự yếu kém này và đưa kinh tế nhà nước trở lại đúng vị trí của nó trong nền kinh tế, thì tình hình đã khác.
Đại hội X của Đảng khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”(8). Mặc dù khẳng định lại quan điểm của các đại hội trước, nhưng Đại hội X cũng làm rõ nội hàm của khái niệm chủ đạo: một là, kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất giúp Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân; hai là, kinh tế nhà nước là sức mạnh đằng sau các chính sách điều tiết của Nhà nước; ba là, hoạt động của kinh tế nhà nước là để tạo môi trường chung cho mọi thành phần kinh tế, chứ không phải chỉ cho doanh nghiệp nhà nước; bốn là, khẳng định lại một lần nữa kinh tế nhà nước rộng hơn doanh nghiệp nhà nước, hay nói cách khác, doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), do Đại hội XI của Đảng thông qua, khẳng định “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”(9). Đảng ta cam kết chỉ đạo Nhà nước thi hành các chính sách kinh tế không phân biệt đối xử với các hình thức sở hữu. Đây là một bước tiến mới trong quan điểm của Đảng ta về kinh tế nhiều thành phần. Hơn nữa, Đảng chủ trương đưa hệ thống doanh nghiệp nhà nước ra hoạt động trong môi trường công khai, minh bạch và cạnh tranh thực sự, xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, buộc doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động hiệu quả mới được tồn tại. Nói cách khác, Đảng quán triệt quan điểm doanh nghiệp nhà nước chỉ nên tồn tại ở những nơi nó có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân, có nghĩa là tính ưu việt của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải được chứng minh trong môi trường bình đẳng với các quan hệ sản xuất khác. Đại hội XI của Đảng cũng nêu rõ các điều kiện để doanh nghiệp nhà nước có thể phát huy ưu thế của mình, đó là doanh nghiệp nhà nước được giao quyền tài sản, được thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nguyên tắc thị trường và pháp luật, tạo cơ chế gắn trách nhiệm và lợi ích của cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước
Nguồn tài liệu tham khảo
(1)   ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, H., 1987, tr.56.
(2)   ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VII, NXB CTQG, H., 1993, tr.75.
(3), (6), ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, NXB CTQG, H., 2002, tr. 57-58, 56.
(4), ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa IX, NXB CTQG, H., 2004, tr. 23-24,
(5) Theo báo Nhân Dân điện tử ngày 21-3-2007.
(7) ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VII, NXB CTQG, H., 1993, tr. 57.
 (8); (9) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2011, tr 73, 74,75
Trần Ái Quốc (bài viết có sử dụng tư liệu của đồng nghiệp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét